Loài ong khổng lồ, to bằng ngón tay cái của người trưởng thành - bất ngờ được phát hiện tại một vùng quê xa xôi của Indonesia sau gần 40 năm mất tích.
Theo Hội bảo tồn động vật Hoang dã Toàn cầu, nó từng được đặt tên là "con ong khổng lồ của Wallace", sau khi được phát hiện bởi nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace vào thế kỷ 20. Đến năm 1981, giới khoa học lại gọi chúng là "chó bull bay" (flying bulldog).
Con ong khổng lồ với nickname "Chó bull bay" bất ngờ xuất hiện sau 38 năm mất tích
"Được ngắm nhìn vẻ đẹp, nghe tiếng vỗ cánh của loạt vật đặc biệt này là trải nghiệm khó tin..." Clay Bolt, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ong, người đã bắt được "Chó bull bay" và thả nó đi, cho biết.
"Ước mơ của tôi là biến loài ong này thành biểu tượng bảo tồn thiên nhiên ở Indonesia, đây chắc chắn là niềm tự hào với người dân địa phương."
Loài ong khổng lồ này có tên khoa học là Megachile pluto, sống ở quần đảo phía nam Malukus. Nó thường làm hang trong tổ mối, sử dụng cặp răng nanh chắc khỏe để tự vệ.
Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN liệt kê con ong là loài dễ bị tổn thương, có nghĩa là trong khi số lượng của chúng tương đối vững chắc, thì sự xa xôi của quần thể lại gây khó khăn cho việc nghiên cứu.
Clay Bolt và con ong khổng lồ mà anh đã bắt được
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã cất công đi cả nghìn km tới nơi có tin đồn về loài ong này song không tìm ra chúng.
Indonesia là quốc gia có hệ động thực vật phong phú. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng để làm nông nghiệp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều loại động vật và côn trùng.
Theo SCMP