Mối quan hệ nào cũng vậy, thời gian càng lâu càng dễ xuất hiện nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bao nhiêu lâu thì rủi ro chia tay cao nhất?
Theo thông tin từ một số nghiên cứu liên quan đến tỉ lệ li dị, "vùng nguy hiểm" của một mối quan hệ sẽ rơi vào giai đoạn 5 - 8 năm. Lý do lớn nhất là vì khoảng cách lớn lên, trong khi mối quan hệ lâu năm góp phần hình thành những thói quen không tốt, lại thiếu đi sự cố gắng của cả hai để hàn gắn. Dần dần, hai bên sẽ giống như những "người lạ thân quen", trở thành người dưng lúc nào không hay.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn và "gấu" đang dần có những khoảng cách nguy hiểm, có khả năng trở thành người dưng bất kỳ lúc nào.
Đó là khi bạn cảm thấy những gì người thương nói hoặc làm đã trở nên khác biệt một cách bất ngờ. Nguyên nhân là vì đã quá lâu cả hai không trò chuyện, thậm chí không theo dõi nhau nữa. Vấn đề là ai trong chúng ta cũng sẽ thay đổi theo thời gian, và khi bạn chẳng nhận ra sự thay đổi ấy cho đến khi quá rõ rệt, đó hẳn là một dấu hiệu không tốt.
Cách để giải quyết câu chuyện này thực ra rất đơn giản. Hãy tập thói quen hỏi han lẫn nhau, kể chuyện cho nhau nghe, tìm hiểu những gì đối phương đang cảm nhận. Làm điều đó thường xuyên, và bạn sẽ thấy chẳng có gì là xa lạ nữa.
Nhiều người nhầm tưởng rằng những cặp đôi hạnh phúc sẽ chẳng bao giờ cãi nhau. Thực ra là ngược lại cơ, bởi cãi nhau thực chất là cách để chúng ta giải quyết những mâu thuẫn còn tồn đọng, để không còn lặp lại trong tương lai.
Dĩ nhiên cãi nhau nhiều cũng không tốt, nhưng khi một mối quan hệ chẳng còn mâu thuẫn nữa, nó có thể dẫn đến sự mệt mỏi, khó chịu, để rồi mang đến cái kết không tốt đẹp.
Để giải quyết câu chuyện này, hãy tập cách chú ý hơn đến cảm xúc của bản thân trước hành động của đối phương, và đừng bỏ qua cảm giác ấy. Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy nói ra để mọi chuyện không đi quá xa.
Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày tại nơi làm việc, thế nên chẳng tránh được chuyện mang theo những buồn bực ở đó khi trở về và chia sẻ với người thương.
Nhưng đến một thời điểm, bạn chợt nhận ra rằng mình không thể nhớ nổi tên một người đồng nghiệp trong câu chuyện của đối phương, đó là dấu hiệu nguy hiểm. Bởi lẽ, điều này chứng tỏ rằng cả hai đã không còn chia sẻ với nhau từ rất lâu rồi.
Hãy nhớ, đừng chỉ hỏi thăm mà hãy thực sự để tâm vào câu chuyện của đối phương. Cần phải hỏi những câu cụ thể hơn, như vậy sẽ giúp đối phương cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ, qua đó giúp những cuộc trò chuyện trở nên đỡ nhàm chán và cải thiện được mối quan hệ của mình.
Tưởng tượng, bạn có một tin đặc biệt vui, người đầu tiên bạn muốn chia sẻ là ai? Nếu đó không phải là người thương, đó là dấu hiệu cho thấy cả hai đang có những khoảng cách nhất định.
Bạn cần phải tìm ra căn nguyên của vấn đề. Liệu có phải lý do vì phản ứng của họ mỗi khi nghe bạn kể chuyện, hay đơn giản chỉ là việc cả hai đã thiếu đi những chia sẻ từ lâu rồi? Nhìn chung dù vì lý do gì, bạn cũng cần phải xây dựng lại sự kết nối giữa cả hai, bắt đầu từ việc quan tâm đến nhau hơn đấy.
Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu? Chắc hẳn, có những khi cả hai chỉ cần ngồi bên nhau, lặng im mà chẳng làm gì nhưng vẫn đủ vui. Chỉ là đến lúc, sự im lặng ấy trở nên nhàm chán đến mức bạn phải tìm những việc khác để làm, đó là dấu hiệu không hề tốt.
Để giải quyết, hãy tìm những hoạt động chung mà cả hai có thể làm - như cùng chơi board game, cùng xem phim, xem TV, hay thậm chí là cùng nhau nấu ăn. Nói chung, hãy phá vỡ khoảng lặng, thay vì mặc kệ đối phương muốn làm gì thì làm.
Ánh mắt là thứ kết nối con người với nhau, đặc biệt là với những người yêu nhau. Có điều nếu bạn bắt đầu cảm thấy muốn lảng tránh ánh mắt ấy, có nghĩa là cả hai chẳng còn muốn trò chuyện nữa. Ngoài ra còn một dấu hiệu khác, đó là việc cả hai chẳng buồn rời khỏi màn hình điện thoại để nhìn nhau nữa.
Nếu muốn tìm ra giải pháp, hãy thay đổi một cách từ từ. Khi chạm mắt nhau, thay vì lảng tránh, hãy đáp trả bằng một nụ cười, vậy là đủ.
Khi bạn nhận ra mọi vấn đề mình gặp phải trong một mối quan hệ, nhưng chẳng quan tâm đến giải pháp mà mặc kệ nó xảy ra, đó cũng là một điều rất nguy hiểm.
Cách duy nhất để đưa bạn ra khỏi chuyện này là tích cực trò chuyện hơn mà thôi. Hãy nói nhiều hơn, cởi mở hơn và tìm ra những thiếu sót giữa cả hai.
Nguồn: BS, VT.co