Những thói quen tư duy xuất sắc tương tự cũng có thể giúp chúng ta mở ra tình thế tiến thoái lưỡng nan trong tư duy và thoát ra khỏi những khả năng vô tận trong cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được những điều này. Nhiều người dễ bị chính suy nghĩ của mình giới hạn.
Nên chỉ khi nào họ có thể tự phá bỏ bức tường suy nghĩ chủ quan đó, để tiếp nhận những tư duy khách quan, cải thiện nó từ trong ra ngoài, thì cuộc sống mới càng ngày càng thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Bởi vì quan niệm quyết định hành vi. Và tư duy quyết định tầm cao cuộc đời, nên cách bạn nghĩ về một việc sẽ trực tiếp quyết định quỹ đạo tương lai của bạn.
Những người ưu tú, họ đã "thực hành" cuộc đời này bằng cách nào?
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)
(01)
Bạn cảm thấy bản thân thuộc tuýp người chủ động hay thụ động?
Lựa chọn của bạn liệu có xuất phát từ trái tim hay không?
Gần đây, ra nhiều người đang dần bị "đồng hóa" bởi môi trường sống. Với những nếp sống lặp lại, cùng những con người và mối quan hệ thân thuộc, họ bằng lòng với hiện tại và trốn tránh việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Họ dần mất đi sức sáng tạo và nhiệt huyết với cuộc sống này.
Trong bộ phim The Shawshank Redemption, nhân vật người tử tù 50 năm đột nhiên nhận được giấy báo tạm tha.
Khác với những gì chúng ta nghĩ, ông ta chẳng những không vui mừng mà trái lại còn hoảng sợ, không muốn rời đi.
Bởi vì đã quá quen thuộc với cuộc sống ở đây, có ăn, có mặc, có lao động, có ngủ nghỉ đúng giờ. Ông không muốn ra ngoài nữa, mà quyết định cướp tài sản của bạn tù để được ở tù lại.
Ông không muốn kiến tạo cuộc đời mới, nên muốn chấp nhận số phận hiện tại.
Ngược lại, nhân vật chính Andy lại khác, bị cầm tù oan, nhưng Andy lại không chấp nhận thực tại, mà ngày ngày lên kế hoạch vượt ngục.
Trong tù, anh không ngừng làm việc, nộp đơn xin cải tạo tốt, viết thư cho thống đốc hàng tuần. Và sau 6 năm viết lách, anh còn nhận được 200 đô la tài trợ đầu tiên.
Sau này, Andy ngày càng nhận được nhiều tiền hơn. Khi thư viện trong tù được mở rộng, anh còn trở thành người truyền đạt kiến thức đến cho họ, khuyến khích họ học hành, ăn năn, hối hận!
Vậy mới nói, muốn có cuộc sống tốt đẹp, bạn không được đặt ra giới hạn cho bản thân. Bởi vì sự ràng buộc sẽ khiến bạn bị mai một!
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)
(02)
Bạn có thói quen sợ gây phiền cho người khác hay không?
Nhiều người nội tâm hay có thói quen này, không thích làm phiền người khác. Dù được giúp đỡ, cũng muốn dùng nhiều vật chất khác để trả lại.
Nhưng trong một mối quan hệ, bạn cần đảm bảo cân bằng giữa cho, nhận và thấu hiểu thì mới có thể bền lâu.
Cũng đừng nghĩ rằng ngỏ ý nhờ sự giúp đỡ là làm phiền người khác. Hãy nhờ và giúp đúng cách. Khi bạn dám yêu cầu, cũng là lúc bạn đang cùng đối phương thiết lập một mối quan hệ sâu sắc hơn.
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)
(03)
Nhiều người thích đầu tư vào quản lý tài chính, nhưng trên thực tế, khoản đầu tư tốt nhất trong đời là chính mình.
Không ai có thể dễ dàng lấy đi tài năng, sự tu dưỡng và những phẩm chất tốt đẹp bên trong bạn.
Trong chúng ta, nhiều người chắc hẳn đã quá quen thuộc với cụm từ "khủng hoảng tuổi trung niên". Có thể bạn của bây giờ, chưa đến độ tuổi này, nhưng theo thời gian, rồi sẽ có ngày mỗi chúng ta đều phải đón nhận nó.
Hãy học cách sửa chữa mái nhà dột trước khi trời kéo giông bão đến.
Mọi thứ trên thế giới đang thay đổi và chúng ta không thể đảm bảo thu được lợi nhuận khổng lồ khi đầu tư vào các yếu tố bên ngoài.
Nhưng có một điều chắc chắn là: "Đầu tư vào chính mình sẽ không bao giờ bị lỗ!"
Như Franklin đã từng nói: "Nếu một người đổ hết ví vào đầu, sẽ không ai cướp được nó khỏi anh ta".
Đầu tư vào bản thân sẽ luôn là một công việc kinh doanh chắc chắn sinh lời.
(Ảnh minh hoạ: Pinterest)
(04)
Bạn có phải kiểu người như vậy không?
"Một mối quan hệ dù đã thay đổi về chất, nhưng bạn vẫn mong đợi mối quan hệ giữa hai người có thể trở lại ngọt ngào như ban đầu, và không hề muốn chia tay".
Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì con người sinh ra đã có tâm lý "mất mát", nên chúng ta thà đau khổ chứ không chịu bỏ cuộc.
Tuy nhiên điều này trong vô hình trung lại khiến bạn càng ngày càng đau khổ hơn.
Có một từ trong kinh tế học gọi là chi phí chìm, nghĩa là bạn càng đầu tư nhiều, càng khó buông bỏ những thứ như tiền bạc, sức lực, thời gian, tình cảm,...
Nó không phải một loại "kiên trì" tốt. Trái lại, thứ tâm lý mù quáng và cố chấp này sẽ khiến bạn bị ám ảnh và tự hại chính mình ngày càng trầm luân hơn.
Như nhà văn Lin Yutang từng nói: "Từ bỏ một cách khôn ngoan còn tốt hơn là cố chấp mù quáng". Chỉ những người có thể học cách dừng lỗ kịp thời mới có thể giành chiến thắng trong tương lai.
Từ bỏ không có nghĩa là kết thúc, mà có nghĩa là một khởi đầu mới.
Có một khái niệm trong tâm lý học được gọi là tâm lý chiếc cốc rỗng. Chúng ta phải tưởng tượng mình là một cái cốc rỗng, bởi vì nếu trái tim chất chứa quá nhiều, chúng ta sẽ rất khó lắng nghe thêm ý kiến của người khác.
Kiến thức là vô hạn, hãy tự tin đúng cách, học hỏi đúng lúc. Những người có thể nhìn thấu bản chất sự vật trong nửa giây, nhất định cuộc đời sẽ khác hẳn với những người phải dùng cả nửa đời để xem thấu chúng.