Trượt Đại học: Thí sinh có quyền tự do… thất bại

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 09:00 13/08/2019

Áp lực trượt đại học xảy đến khi bạn sợ hãi việc gia đình, bạn bè, hàng xóm, người yêu cũ… nhìn bạn như thế nào. Và bạn quên mất rằng trong các cuộc thi, mỗi thí sinh đều có quyền tự do thất bại.

Có thể bạn từng nghe về tiểu sử của Jack Ma (nhà sáng lập Alibaba - tập đoàn thương mại điện tử trị giá hơn 180 tỷ USD): Trượt bài kiểm tra quan trọng ở tiểu học 2 lần, trượt kỳ thi trung học 3 lần, trượt đại học 2 lần và trượt vòng phỏng vấn tại 30 công ty khác nhau. Nhưng bạn đã thử suy nghĩ theo kiểu AQ một chút chưa nhỉ? "Jack Ma còn thế, mình mới trượt một lần đã là cái đinh gì!". Đại học không phải kỳ thi duy nhất và quan trọng nhất của cuộc đời! Thế giới ngoài kia còn những kỳ thi khốc liệt hơn nhiều. Và trong bất cứ cuộc thi nào, mỗi thí sinh đều có quyền tự do thất bại. 

Trượt Đại học: Thí sinh có quyền tự do… thất bại - Ảnh 1.

Trượt đại học là "quyền", không phải là một cái "tội". Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều thất bại và người đỗ đều thành công. Không cần lấy ví dụ từ những người nổi tiếng, ngay trong cuộc sống xung quanh, bạn đã có rất nhiều tấm gương thành công ngoài trường Đại học phải không? Vậy tại sao bạn không tự quyết định cuộc đời của mình một cách tích cực hơn?

Nếu bạn đã từng dành suốt ba năm cấp 3 để miệt mài trên ghế nhà trường, vội vã chạy tới các lớp học thêm và cặm cụi bên đèn sách cho đến tận đêm khuya… thì đừng uổng phí thêm thời gian vào việc khóc lóc, xấu hổ nữa… Hãy làm một vài điều mình thích mà chưa có cơ hội làm. Sau đó, bạn nên dành cho mình khoảng lặng để suy ngẫm và bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai.

Bắt đầu sự nghiệp của bạn ngay từ hôm nay

Nếu không đi theo lộ trình 4 năm học Đại học thông thường, bạn hoàn toàn có thể đi một con đường khác ngắn hơn, nhanh hơn để tới đích: Học nghề. Theo thống kê số liệu sơ bộ của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2019 là 886.650 em. Trong đó, 652.980 em (chiếm gần 74%) đăng ký vào đại học. Hơn 230.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học có thể là một tín hiệu cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi.

Trượt Đại học: Thí sinh có quyền tự do… thất bại - Ảnh 2.

Như vậy, dù không đỗ đại học, các sĩ tử cũng đừng quá lo lắng bởi hiện nay có những ngành nghề không yêu cầu bằng đại học mà vẫn mang lại thu nhập ổn định, cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẳng hạn như đầu bếp, quản lý khách sạn, nhà hàng, tạo mẫu, tổ chức sự kiện, thiết kế, hay lập trình viên. Chỉ cần phát huy đúng sở thích, năng lực bản thân và theo đuổi bằng đam mê thì chắc chắn thành công sẽ theo đuổi bạn.

Trở thành lập trình viên? Tại sao không?

Với con số 500.000 nhân lực thiếu hụt cho đến năm 2020 (theo khảo sát của VietnamWorks), nghề lập trình đang là lựa chọn cho tương lai của rất nhiều bạn trẻ. Mức lương dành cho lập trình viên mới ra trường đã dao động ở mức 6 – 10 triệu đồng/ tháng và khi tích lũy càng nhiều kinh nghiệm chuyên môn thì con số này có thể tăng lên khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng. Và quan trọng hơn, lập trình là một nghề có tương lai phát triển rất xa trong thời đại 4.0 ngày nay, khi công nghệ thông tin là lõi của mọi doanh nghiệp, trong bất kỳ lĩnh vực nào và ở bất kỳ đâu.

Trượt Đại học: Thí sinh có quyền tự do… thất bại - Ảnh 3.

Bắt đầu từ đâu?

Để làm nghề này, bạn có thể chọn các khóa học lập trình ở trường Cao đẳng – Trung cấp nghề, hoặc các trung tâm đào tạo về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, làm thế nào để giành cơ hội việc làm với các cử nhận Đại học khi bạn có xuất phát điểm và điều kiện không bằng họ? Câu trả lời là nằm ở cách thức. Phương pháp học tập khác biệt sẽ làm nên kết quả khác biệt. Bạn không thể đi theo cách học truyền thống như trường Cao đẳng - Đại học với mong muốn bắt kịp họ. Cần phải có một mô hình đào tạo độc đáo, ưu việt dành riêng cho bạn: mô hình Coding Bootcamp.

Đây là mô hình đào tạo theo kiểu "trại huấn luyện code" rất được ưa chuộng tại Mỹ và các nước châu Âu. Thay vì học tản mạn vài tiết/tuần như chương trình học truyền thống, học viên sẽ dành 8 tiếng/ngày, tập trung cao độ để code và thực hành các dự án thực tế với cường độ cao. Vì thế, chỉ sau vài tháng, bạn đã đạt được sự trưởng thành nhanh chóng về kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng đi làm như một lập trình viên thực thụ. Với cách học mới này, thời gian đầu bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn. Nhưng đừng quá lo lắng, ở Coding Bootcamp thường có các tutor, mentor (người hướng dẫn) hỗ trợ 1-1 toàn thời gian, giúp học viên vượt qua các thử thách.

Trượt Đại học: Thí sinh có quyền tự do… thất bại - Ảnh 4.

Tại Việt Nam, CodeGym là đơn vị hàng đầu và tiên phong áp dụng mô hình Coding Bootcamp với khóa đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp trong 4 tháng. Chỉ sau 16 tuần học, bạn sẽ có việc làm ngay trong vòng 45 ngày kể từ khi tốt nghiệp. CodeGym cam kết hoàn 100% học phí nếu học viên không tìm được việc. Với thời gian học bằng và chi phí bỏ ra chỉ bằng ⅕ so với học đại học, đây là một giải pháp đầu tư tối ưu cho sự nghiệp.

Chạy đi chờ chi!

Đã có hơn 1000 bạn trẻ đến với CodeGym chỉ trong năm 2019 để được đồng hành và trang bị cho khởi đầu tương lai tươi sáng của mình với nghề lập trình. Còn bạn thì sao?