Trước giờ "G" đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để "chắc suất" vào đại học

BÀI VIẾT: HIỂU ĐAN - THIẾT KẾ: NGUYỄN HUYỀN TRANG, Theo Trí thức trẻ 12:34 22/07/2022
Chia sẻ

Năm nay, thí sinh sẽ đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi kết thúc kì thi tốt nghiệp thay vì đăng ký xét tuyển vào đại học cùng lúc với thời điểm thi tốt nghiệp THPT như những năm trước. Thí sinh cần "thuộc nằm lòng" những lưu ý để tránh "trượt oan'".

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 1.

Theo Bộ GD-ĐT, kì thi tốt nghiệp năm học 2021-2022 có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần phải dự thi 4 bài thi. Trong đó, 3 bài thi độc lập gồm: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ và một bài thi là tổ hợp thí sinh tự lựa chọn.

Năm nay cũng là năm có nhiều thay đổi về cơ chế tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước, năm nay dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học sẽ không được cộng điểm ưu tiên. Riêng các thí sinh thuộc diện chính sách vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2; Các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ GD-ĐT; Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Đặc biệt, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi kết thúc kì thi tốt nghiệp thay vì đăng ký xét tuyển vào đại học cùng lúc với thời điểm thi tốt nghiệp THPT như những năm trước.

Vậy, khi đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, thí sinh nên lưu ý những gì? Liệu sự thay đổi về cơ chế tuyển sinh có dẫn đến sự biến động về điểm chuẩn? Dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ ra sao?

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 2.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, các thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 22/7. Từ thời điểm đó đến 17h ngày 20/8, các em được điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng với số lần không giới hạn. Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các phương thức xét tuyển phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống của Bộ hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý (nhập, sửa, xem) thông tin của thí sinh trên hệ thống. Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Liền sau thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng, từ 21/8 đến 17h ngày 28/8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng trên hệ thống, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.

Trước thay đổi này của quy chế tuyển sinh, các thí sinh cần lưu ý những gì?

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 3.

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Sinh học tại Hà Nội lưu ý thí sinh:

Thứ nhất: Thí sinh không nên vội vàng đăng ký vào những ngày đầu và vào ngày cuối cùng. Những ngày đầu khi suy nghĩ chưa kĩ càng, dễ đưa ra các quyết định chưa chính xác, trong khi đó nhiều học sinh để đến ngày cuối mới chốt nguyện vọng, dễ xảy ra sự cố mạng, tâm lí vội vàng, luống cuống.

Thứ hai: Các em nên dành thời gian tìm hiểu kĩ càng các nguyện vọng xem bản thân mình thực sự thích gì, phù hợp với ngành nghề nào, cơ hội việc làm, nhu cầu xã hội ra sao; tham khảo về phổ điểm, các dự đoán về điểm chuẩn uy tín. Tuy nhiên dự đoán điểm chuẩn cũng chỉ để tham khảo sắp xếp thứ tự nguyện vọng chứ không thể chính xác tuyệt đối. Các em có 1 tháng để đăng ký nguyện vọng do đó cần hết sức thận trọng, vì những quyết định này sẽ chính là tương lai bản thân các em.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 4.

Cần chuẩn bị sẵn tinh thần nếu mình đỗ các phương án dự phòng: Thực tế thì khi thí sinh đăng ký sẽ chỉ có một số nguyện vọng là mong muốn thực sự và các nguyện vọng còn lại là phương án dự phòng. Tuy nhiên các thí sinh cần phải có trách nhiệm với những nguyện vọng đó, và chuẩn bị sẵn tinh thần nếu mình lại đỗ các phương án dự phòng, tránh tình trạng điền nguyện vọng chỉ để chống trượt trong khi bản thân không yêu thích, không coi trọng nó và nếu đỗ thì các bạn lại không có động lực trong học tập, muốn bỏ, muốn thi lại, ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này.

Việc đặt nguyện vọng theo nguyên tắc giảm dần về điểm số: Các bạn có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2020 và 2021 để làm căn cứ sắp xếp. Thí sinh đặt nguyện vọng theo 3 nhóm như sau: Nhóm 1 là những nguyện vọng có điểm chuẩn năm 2021 cao hơn điểm thi 2022 của mình, tuy nhiên không nên cách biệt quá lớn, thường là mức 1-2 điểm, những nguyện vọng này mang yếu tố cầu may.

Nhóm 2 là nhóm nguyện vọng có điểm chuẩn 2021 tương đương điểm thi 2022. Nhóm 3 là những nguyện vọng có điểm chuẩn 2021 thấp hơn 2022, mức chênh lệch có thể đến khoảng 5-6 điểm. Nhiều thí sinh đặt nguyện vọng chỉ tập trung nhóm 2, không có phương án dự phòng nhóm 3 dẫn đến trượt tất cả các nguyện vọng, như vậy là rất đáng tiếc. Nếu đề thi 2022 dễ hơn, phổ điểm thí sinh cao hơn 2021 thì khoảng điểm chênh lệch ở nhóm 3 cần nâng lên.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 5.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn lưu ý thí sinh:

Thứ nhất, cần xác định trước các ngành học, bậc học theo phổ điểm thi năm nay: Với quy chế mới, các em đều sử dụng hệ thống đăng ký và điều chỉnh các nguyện vọng trực tuyến, không điền phiếu tại trường THPT, việc này cũng rất cần sự cẩn trọng, nhất là với các thí sinh ở những khu vực hay gặp trở ngại về đường truyền internet.

Nếu thuận lợi và có điều kiện, các em cũng nên thao tác với phần mềm đăng ký trên máy bàn, hay laptop cá nhân, hạn chế việc dùng điện thoại đăng ký để tránh các rủi ro. Hơn nữa thời điểm các em lựa chọn các nguyện vọng là lúc không có thầy cô, nhà trường đồng hành bên cạnh để tư vấn như các anh chị năm trước, nên các em cũng cần xác định trước các ngành học, bậc học theo phổ điểm thi năm nay và đối chiếu với mốc điểm chuẩn các năm trước khi đưa ra quyết định.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 6.

Có hơn 20 mã tuyển sinh khác nhau, TS cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn giữa mã các phương thức được quy định khác ở từng trường ĐH.

Thứ hai, đừng lựa chọn với tâm lý "cầu may": Với quan điểm cá nhân, tôi không đánh giá cao các bạn chọn quá nhiều nguyện vọng, thậm chí mỗi nguyện vọng là một ngành học khác nhau. Điều này chỉ cho thấy không phải các em đang chọn nguyện vọng thông minh mà các em chọn với tâm lý cầu may, với mong muốn vào được đại học mà không quan tâm đến năng lực, sở trường và mục tiêu nghề nghiệp tương lai.

Việc này sẽ rất bất lợi cho các em, vì vào đại học là một hành trình tìm kiếm sự nghiệp cho cả tương lai lâu dài phía trước nên cần tính toán khoa học và phù hợp với năng lực.

Thí sinh nên dựa vào điểm chuẩn hàng năm, ít nhất là 3 năm gần nhất của ngành học tại trường mình dự định đăng ký, rồi xem xét đặt nguyện vọng ưu tiên cao nhất vào ngành mình mong muốn và các nguyện vọng còn lại sắp xếp theo các ưu tiên tiếp theo.

Tuy nhiên khi trúng tuyển thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất. Nên với tôi, từ 5 đến 7 nguyện vọng có thể xem là phù hợp.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 7.
Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 8.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM lưu ý thí sinh:

Các em cần lưu ý khi trúng tuyển sớm bằng các phương thức như xét tuyển bằng học bạ, ĐGNL của ĐHQG TP. HCM, tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của trường… thì vẫn phải đăng ký trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục. Chẳng hạn, thí sinh đã xét tuyển và trúng tuyển bằng phương thức học bạ ở HUFI thì phải đăng ký trên cổng của Bộ và để ưu tiên là số 1 để được xét tuyển vào trường HUFI.

Nếu thí sinh không đăng ký nguyện vọng hoặc thí sinh đăng ký ngành đủ điều kiện trúng tuyển là các nguyện vọng sau (2,3,4…) và đã trúng tuyển các nguyện vọng trước, thí sinh sẽ không được công nhận trúng tuyển vào trường theo ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển.

Đối với các em xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì hết sức lưu ý khi chọn lựa ngành nghề, nên liệt kê các ngành nghề mà mình yêu thích; các trường thì học phí, điểm chuẩn của các năm trước, điều kiện về ngoại ngữ… phù hợp với điều kiện của gia đình mình để lựa chọn cho đúng.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 9.

Hoa hậu – Thạc sĩ Lê Âu Ngân Anh, trường Đại học Hoa Sen lưu ý thí sinh: Quyết định chọn ngành học sẽ là thứ quyết định tốc độ và quãng đường đi đến thành công của bạn. Vì vậy đừng ngại đầu tư thời gian và chất xám để hiểu rõ bản thân mình, càng hiểu rõ bạn sẽ càng dễ dàng lựa chọn và tránh được những sai lầm to lớn về sau.

Trước khi chọn ngành học, nên biết mình phù hợp với ngành nghề và công việc nào: MBTI, DISC, sinh trắc vân tay,… Đây là tên của những bài kiểm tra tính cách của bạn, từ đó cho bạn biết rằng bạn phù hợp với ngành nghề và công việc nào. Nếu đã gần đến ngày đăng ký nguyện vọng mà bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ tính cách và tiềm năng của mình, hãy làm ngay những bài test sau đây: Trắc nghiệm tính cách MBTI; Đánh giá DISC; Sinh trắc học dấu vân tay; Kiểm tra IQ; Kiểm tra EQ…

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 10.

Điều phù hợp nhất không phải là điều mình yêu thích nhất: Dù cho là chỉ còn vài tuần, hay vài năm để đưa ra lựa chọn mà bạn sẽ theo đuổi suốt cuộc đời mình, hãy luôn tự hỏi mình những câu hỏi này: Môn học nào khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất? Hoạt động nào trên trường thu hút bạn? Bạn thường hay tìm tòi về chủ đề nào? Những người bạn ngưỡng mộ làm công việc gì? Bạn ước mơ trở thành ai sau 30 năm nữa? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được rằng bạn thật sự thích làm công việc gì, đây là một tài sản quý giá mà không phải ai cũng may mắn có được.

Có khá nhiều bạn sinh viên của mình đã chán việc, bỏ việc sau 1-2 năm đi làm. Họ bỏ việc không phải vì họ cảm thấy không phù hợp, mà vì công việc thực tế không "màu hồng" như các bạn tưởng. Hãy nghiên cứu ngành học, công việc của ngành đó thật kỹ (Hãy tìm hiểu Job Description trên các trang tuyển dụng) và sử dụng những câu hỏi trên làm kim chỉ nam cho quyết định của bạn.

"Ngành hot" không phải lúc nào cũng tốt: Ngành hot - những ngành có triển vọng cao, đang thiếu nhân lực và mang lại mức thu nhập cao. Đây là một mục tiêu tốt cho các bạn, nhưng cũng là cái bẫy cho những người không hiểu rõ bản thân mình. Gần như mọi mặt báo sẽ đều cho bạn những thông tin, số liệu, những mặt tích cực nhất của các "ngành hot".

Nhưng "ngành hot" rồi đến một ngày sẽ hết "hot", nhưng đam mê và tiềm năng của bạn thì không thay đổi. Vậy viễn cảnh tươi đẹp mà "ngành hot" vẽ lên không phải là một khoảng đầu tư dài hạn an toàn cho tương lai của bạn. Bạn chỉ nên chọn ngành hot nếu nó thật sự phù hợp với tiềm năng và sở thích của mình.

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 11.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã kết thúc, đề thi năm nay được nhiều giáo viên, thí sinh (TS) đánh giá ở mức "dễ thở", phù hợp với điều kiện dạy học trong khó khăn vì dịch bệnh. Liệu điểm chuẩn sẽ biến động ra sao?

Thạc sĩ Cao Quảng Tư:

Theo ông Cao Quảng Tư, những thay đổi về cơ chế tuyển sinh năm nay như thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực nếu xét tuyển lại, đăng ký xét tuyển đại học sau kỳ thi tốt nghiệp THPT… đang hướng đến sự công bằng nhất cho các thí sinh và sẽ hạn chế những câu chuyện hàng năm chúng ta nghe nói nhiều là điểm cao nhưng vẫn rớt đại học.

Việc biến động về điểm chuẩn sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng của quy chế mà chủ yếu là do phổ điểm thi THPT có biến động nhiều hay không, ngoài ra điểm chuẩn cao hay thấp còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng nguyện vọng đăng ký vào từng ngành của từng trường theo từng phân khúc khác nhau. Việc này cũng rất khó nhận định khi chưa có phổ điểm chi tiết của kỳ thi THPT.

Tuy nhiên, với đề thi năm nay không quá khó so với yêu cầu chung của kỳ thi, khả năng sẽ không có quá nhiều biến động về kết quả thi và sự chênh lệch điểm chuẩn vào ĐH quá lớn.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn:

ThS Phạm Thái Sơn cho rằng với đề thi năm nay, nhiều em sẽ làm được bài, mức bình quân là 8-9 điểm cho mỗi môn. Vì thế, tính toán mức điểm năm nay và với nhiều phương thức xét tuyển khác, các ngành hot như công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông đa phương tiện… có thể cao hơn năm 2021 khoảng từ 0,5 - 1,5 điểm.

Những trường Đại học như Y Dược, Bách Khoa TPHCM, Ngoại Thương… điểm chuẩn sẽ từ 22 - 29, còn các trường đại học như Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM,... thì mức điểm cũng từ 16 - 28, cũng tương tự như năm 2021. Các thí sinh đạt điểm cao khoảng 29,5 - 30 điểm cho 3 môn sẽ ít hơn nhiều. Tình trạng "lạm phát" điểm chuẩn, điểm chuẩn cao trên ngưỡng 30, thí sinh trên 29,25 điểm vẫn trượt đại học như năm trước sẽ rất khó.

Tại trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, những ngành điểm cao từ 24,5 - 25 điểm có thể kể đến như: Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Marketing. Các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kinh doanh quốc tế... dự kiến cao hơn năm ngoái khoảng 0,5 điểm (tức 23 - 23,5 điểm). Còn các ngành khác sẽ tương đương năm 2021 như Công nghệ hóa học, Công nghệ sinh học, Điện tử, Cơ khí chế tạo máy...

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 12.

Từ 2023 không còn điểm xét tuyển trên 30: Bộ GD-ĐT đã quyết định điều chỉnh quy định về mức điểm ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non mới, theo đó điểm ưu tiên của TS đạt điểm thi 3 môn từ 22,5 điểm trở lên sẽ giảm dần, từ tối đa 2,75 xuống 0 điểm khi TS đạt 30 điểm thi. Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, quy chế tuyển sinh hiện hành đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi này sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong vòng 2 năm kể từ khi tốt nghiệp THPT: Để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế sẽ quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh: Theo đề án tuyển sinh 2022 của trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội), từ năm 2023 dự kiến không tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh diện tuyển thẳng theo quy chế. Như vậy, từ năm tới dự kiến trường này sẽ không xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nữa và đây là trường đầu tiên công bố bỏ xét tuyển theo phương thức "truyền thống" này.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Kỳ thi THPT vẫn là một trong những kỳ thi rất quan trọng

Trước giờ G đăng ký nguyện vọng, chuyên gia nhấn mạnh những điều cực quan trọng để chắc suất vào đại học - Ảnh 13.

Đề án tuyển sinh năm 2023 của một số trường đại học có những điều chỉnh với việc tuyển sinh đa dạng phương thức, trong đó chỉ tiêu dành cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT có xu hướng giảm dần. Liệu sẽ dẫn đến thay đổi gì? Hiện việc xét tuyển bằng kết quả thi THPT cũng không phải là phương án xét tuyển duy nhất nữa, đã có rất nhiều các phương án xét tuyển khác mà thí sinh có thể lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân.

Tôi nghĩ các em học sinh năm tới cũng không cần phải quá lo lắng, bởi vì phương án tuyển sinh của các trường sẽ ngày càng đa dạng hơn, nhiều lựa chọn hơn thì chỉ thuận lợi hơn cho các em mà thôi.

Chúng ta cho thí sinh được đa dạng cơ hội lựa chọn đồng nghĩa với việc chúng ta mở ra nhiều cánh cổng khác nhau để giúp các em thí sinh vào ĐH thuận lợi nhất.

Với việc chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp ngày càng thu hẹp, liệu kỳ thi tốt nghiệp có còn cần thiết? Thực ra, kỳ thi THPT vẫn là một trong những kỳ thi rất quan trọng để làm căn cứ cho các trường ĐH xét tuyển, khi có nhiều phương thức xét tuyển thì việc chia chỉ tiêu phù hợp theo từng phương thức sao cho phù hợp với đặc thù của từng trường trên cơ sở quy chế tuyển sinh đã ban hành.

Có phải nhiều trường ĐH hiện nay đang lạm dụng chứng chỉ tiếng Anh trong phương thức xét tuyển? Thực ra, cá nhân tôi cho rằng việc các trường tự chủ xây dựng các phương án tuyển sinh phù hợp với thực tế và tuân thủ quy chế là những điều rất nên làm, việc công nhận các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng là cơ hội chúng ta khuyến khích học sinh đầu tư xứng đáng cho tiếng Anh, là một công cụ rất cần thiết khi hội nhập và theo xu hướng toàn cầu hóa.

Nhưng tỉ lệ thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh hiện nay cũng chưa phải là nhiều, chỉ tập trung vào các thành phố lớn, nơi có điều kiện học và lấy chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế. Nên tôi thấy việc này sẽ tiếp tục tạo ra xu hướng tích cực cho các em quan tâm hơn đến việc học và lấy chứng chỉ tiếng Anh, cũng là cơ hội giúp các em tiếp cận tốt hơn xu hướng phát triển của thế giới.

Năm 2022-2023, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức: Xét tuyển học bạ lớp 12, xét tuyển học bạ bằng kết quả 5 học kỳ (2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12), xét tuyển kết quả kỳ thi THPT 2022, xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM 2022.

Đây cũng là năm mà trường chính thức triển khai chương trình "Hướng nghiệp sớm" nhằm giúp sinh viên có ngay việc làm theo các dự án, việc làm bán thời gian của các ngành học với doanh nghiệp ngay khi hoàn tất năm thứ 2 tại trường.

https://afamily.vn/truoc-gio-g-dang-ky-nguyen-vong-chuyen-gia-nhan-manh-nhung-dieu-cuc-quan-trong-de-chac-suat-vao-dai-hoc-20220721222906496.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày