Trở thành Fashionista, bản lĩnh đón đầu xu hướng chưa phải là tất cả

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 21/12/2019

Là một nghề hot trong thời đại 4.0 nhưng những tấm hình đẹp, trend mới, những show diễn chưa phải là tất cả khi nói về Fashionista. Đâu là những mảnh ghép còn thiếu của nghề?

Fashionista: Những kẻ dám phá cách, dám biến hóa

Ngành công nghiệp thời trang phát triển mạnh mẽ đã sinh ra rất nhiều nghề lạ như Fashion Expert, Stylist, Data Scientist... một trong số đó là Fashionista. Nói một cách đơn giản, Fashionista là người có gout ăn mặc độc đáo, sáng tạo; là người tạo ra xu hướng, đồng thời cũng là người luôn đón đầu các xu hướng ăn mặc trên thế giới. Phong cách thời trang của họ tạo ra ảnh hưởng tới một cộng đồng nhất định.

Nghề Fashionista trở nên thịnh hành trên thế giới từ những năm 2000. Tại Việt Nam Fashionista vẫn được coi là nghề mới và chỉ được công nhận vài năm trở lại đây. Châu Bùi - cô nàng 1997 vẫn luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên đại diện cho nghề này. Không sở hữu chiều cao khủng, không học hành bài bản từ bất kỳ trường lớp nào nhưng Châu Bùi vẫn là 1 Fashionista được giới mộ điệu trong và ngoài nước công nhận. Vậy những tố chất nào cần có ở một Fashionista?

Trở thành Fashionista, bản lĩnh đón đầu xu hướng chưa phải là tất cả - Ảnh 1.

Fashionista có địa hạt hoạt động rộng khắp từ tạp chí, fashion week, show diễn đến các event lớn nhỏ

Khác với người mẫu, tuy cùng hoạt động trong lĩnh vực thời trang nhưng Fashionista không quá khắt khe về ngoại hình, tỷ lệ cơ thể và kỹ năng trình diễn. Yếu tố cốt lõi được đề cao là gout thẩm mỹ và sự nhạy bén với thời trang. Thời trang luôn biến đổi từng giây phút và có vòng tuần hoàn, càng nhạy bén bao nhiêu thì Fashionista càng tạo dấu ấn bấy nhiêu. Họ nhìn thấy những điểm thú vị trong màu sắc, thiết kế, sự tương đồng/tương phản trong hiệu ứng hình ảnh… Từ đó kết hợp, sáng tạo các items lại với nhau để trở thành 1 tổng thể hoàn chỉnh.

Thời trang là một phạm trù mà xấu - đẹp, đơn giản - phức tạp, quái dị - cá tính… đều có ranh giới hết sức mong manh - phụ thuộc vào quan điểm và con mắt của người đánh giá. Bạn có thể theo đuổi Minimalism tối giản, Menswear thanh lịch, Vintage xưa cũ, Preppy trẻ trung, Sporty khỏe khoắn, Chic sang trọng, Classic cổ điển, Glamorous quyến rũ, Flamboyant rực rỡ, Punk nổi loạn, Unisex thoải mái, Gamine tinh nghịch… hoặc sáng tạo theo cách của riêng bạn. Bởi vậy, Fashionista - bên cạnh là một người có gout thì còn phải là người dám thử, dám biến hóa, dám điên với đủ mọi phong cách khác nhau.

Trở thành Fashionista, bản lĩnh đón đầu xu hướng chưa phải là tất cả - Ảnh 2.

Nhạy bén với thời trang là tố chất cần có hàng đầu của 1 Fashionista

Chính vì vậy, họ là người đón đầu các xu hướng, thậm chí là trendsetter - người tạo ra xu hướng mới, quảng bá những cách mix & match hay ho, tìm hiểu về lịch sử cũng như đặc trưng của thương hiệu. Fashionista sẽ phải luôn thức thời, tự trau dồi thêm kiến thức về thời trang. Chính những hiểu biết sâu rộng sẽ nâng tầm phong cách của Fashionista, giúp họ đến gần hơn với công chúng, nhãn hàng và mở ra những cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực như Influencer Marketing, Cố vấn thời trang, người đại diện thương hiệu…

Fashionista: Bay cao hơn với đôi cánh công nghệ

Thông thường, công việc của một Fashionista chia ra 2 mảng online và offline. Mảng online là các công việc liên quan đến xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội, tương tác với fans, livestream, làm blog… Mảng offline là các hoạt động chụp hình, thử đồ, tham gia event, đi dự show, nghiên cứu xu hướng, update kiến thức. Đồng hành trong cả 2 mảng này luôn luôn là công nghệ. Nhờ công nghệ, hình ảnh của Fashionista tiếp cận đến công chúng dễ dàng hơn, chuyên nghiệp và chỉn chu hơn. Nhờ công nghệ, Fashionista có thể quảng bá bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau, đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng với từng đối tượng. Họ học hỏi lẫn nhau, duy trì mối quan hệ với các nhãn hàng một cách bền vững.

Trở thành Fashionista, bản lĩnh đón đầu xu hướng chưa phải là tất cả - Ảnh 3.

Fashionista gắn bó chặt chẽ với việc xây dựng thương hiệu cá nhân nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ

Có thể nói, nghề Fashionista chứa đựng đầy thử thách nhưng luôn hấp dẫn người trẻ bởi sự tự do trong sáng tạo, làm chủ công việc và không có bất kỳ giới hạn nào. Fashionista sống với thời trang nên cũng không nằm ngoài những áp lực của ngành thời trang. Áp lực phải luôn làm mới mình, học hỏi và sáng tạo mỗi ngày. Áp lực phải kỷ luật với bản thân, tự điều hành công việc của mình trơn tru, suôn sẻ. Áp lực của cảnh thiếu ngủ, chạy đua với lịch trình bận rộn... Nhưng áp lực cũng chính là động lực tuyệt vời nhất để mỗi Fashionista phá bỏ những giới hạn của bản thân, sáng tạo nên những giá trị mới.

Trở thành Fashionista, bản lĩnh đón đầu xu hướng chưa phải là tất cả - Ảnh 4.

Nhìn rộng hơn, rất nhiều giá trị mới đang được thế hệ gen Z, Millennials tạo nên bằng cách sống, nghề nghiệp, cách làm nghề mới. Không chỉ với Fashionista mà cả Streamer, Pro Gamer, Food Stylist, Vlogger, Creative Director... họ nghiêm túc với nó, dám dấn thân và dám đi ngược lại số đông vì nó. Thế giới phẳng với sự phát triển vượt bậc của internet, công nghệ 4.0 mở ra cho người trẻ vô vàn cơ hội để sống với đam mê của mình. Trên hành trình đó, Samsung luôn thấu hiểu những khao khát và trân trọng mọi nỗ lực của người trẻ. Bởi cũng như họ, Samsung tin rằng chỉ khi kiên trì thử - sai và làm lại, những giới hạn cũ mới được phá bỏ, giá trị mới được tạo nên.