Tuy nhiên, từ khi biết được Samsung cho ra đời chiếc Galaxy J3 Pro, tôi đã bắt đầu để ý đến thiết bị di động này, không chỉ vì ngoại hình khá sang trọng mà bên cạnh đó nó còn trang bị camera với khẩu độ f/1.9 - điều mà rất ít sản phẩm điện thoại giá rẻ nào sở hữu. Nếu như đàn anh Galaxy J7 Pro với khẩu độ f/1.7 đã quá đủ để “chinh phục bóng tối” thì với khẩu độ nhỏ hơn một chút như Galaxy J3 Pro, mọi chuyện sẽ thế nào? Liệu chênh lệch về khẩu độ có tạo ra sự khác biệt lớn về chất lượng ảnh chụp không?
Thế nên tôi quyết định cho chiếc điện thoại này một cơ hội và tôi đã không sai lầm khi lựa chọn nó.
Đầu tiên là về giao diện
Điều này chiếm một phần khá quan trọng bởi nếu giao diện quá rối rắm thì người dùng cơ bản sẽ không nắm được phải chọn và điều chỉnh những gì, trong khi đa số chúng ta ngày nay chỉ cần nhanh gọn để có ảnh tốt mà thôi. May thay, tất cả những chiếc điện thoại của Samsung trong những năm gần đây đã làm tốt được phần này, gọn gàng, trực quan và dễ sử dụng.
Còn nếu bạn là người quan tâm và muốn kiểm soát camera nhiều hơn để có được bức ảnh theo đúng ý đồ? Galaxy J3 Pro cũng cung cấp chế độ chuyên nghiệp với lựa chọn về ISO, White Balance, bù trừ sáng và cả lựa chọn những kiểu đo sáng khác nhau.
Nhiều tính năng chụp ảnh để người dùng lựa chọn
Với chế độ chuyên nghiệp, người dùng có thể điều chỉnh được thông số ISO, WB, bù trừ sáng và cả kiểu đo sáng
Trải nghiệm chụp ảnh
Một trong những điều khó chịu nhất khi sử dụng một số sản phẩm smartphone bình dân trên thị trường là tốc độ khởi động camera rất chậm. Với những ai ưa thích ghi lại khoảnh khắc bất ngờ trong cuộc sống thì quả thực khi cầm những chiếc điện thoại như thế là một cực hình. Thế nhưng, Galaxy J3 Pro lại không vấp phải điều này, thậm chí bạn còn có thể nhấn hai lần vào phím Home để khởi động nhanh camera ngay lúc màn hình đang tắt, giống với những gì mà Samsung từng làm trên các dòng trung cấp và cao cấp. Tất nhiên đây chỉ là một tính năng nhỏ nhặt, nhưng tôi đánh giá rất cao, bởi nó giảm bớt thao tác của chúng ta rất nhiều mỗi khi cần sử dụng camera.
Về tốc độ lấy nét, máy cho khả năng “bắt” chủ thể rất tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, thậm chí ở một số khung cảnh chiều tối hay trong nhà, máy vẫn có thể tự động lấy nét nhanh mà không cần phải chạm tay vào màn hình nữa.
Trời hôm đó rất âm u và không có nắng, tuy nhiên chất lượng ảnh ra vẫn rất tốt và bắt nét “dính" chủ thể đang di chuyển khá nhanh. Xem thêm ảnh bên dưới
Với khả năng lấy nét gần (close-up), khi thử nghiệm chụp với hoa lá, tôi nhận thấy tốc độ lấy nét của máy ở mức vừa đủ, không quá khó khăn nhưng cũng không hẳn là nhanh. Bù lại, nhờ khẩu độ f/1.9, camera của Galaxy J3 Pro cho khả năng xóa phông khá tốt khi chụp close-up, vùng chuyển bokeh ở hậu kỳ cũng khá mượt mà.
Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng không bao giờ là điểm mạnh của các smartphone bình dân, tuy nhiên với khẩu độ f/1.9 nên Galaxy J3 Pro đã phần nào hoàn thành được nhiệm vụ ở mức khá. Ảnh chụp trong điều kiện này đỡ bị nhiễu hạt hơn và đặc biệt là màu sắc cũng ít bệt hơn so với một số sản phẩm có khẩu độ f/2.0 hay f/2.2… Tất nhiên, cũng nhờ độ mở khẩu lớn, ánh sáng vào ảnh được nhiều hơn nên hiện tượng nhòe mờ trong ảnh khi chụp ở điều kiện thiếu sáng đã được hạn chế tối đa.
Nhìn chung, tôi khá bất ngờ với những gì mà chiếc điện thoại ở mức giá dưới 5 triệu đồng này mang lại. Kể từ khi trải nghiệm J3 Pro trên tay, quan điểm về một chiếc smartphone bình dân không thể chụp được ảnh tốt của tôi đã dần biến mất. Nếu là một người thích chụp ảnh nhưng vẫn lăn tăn vì túi tiền chỉ đủ cho dưới 5 triệu đồng thì Galaxy J3 Pro đích thị là một sản phẩm bạn nên trải nghiệm qua.