"Tôi từng nghĩ chẳng dại gì bỏ thêm tiền mua thứ này trên iPhone": Nhưng dùng rồi thì không ngừng được nữa

Mạnh Kiên, Theo Đời sống Pháp luật 10:44 12/02/2024

Từng không đánh giá cao việc bỏ thêm tiền mua dòng Pro chỉ để có màn hình 120Hz, người này nhận ra mình đã sai lầm sau khi dùng thử iPhone 15 Pro vài tháng.

Cây bút review điện thoại Axel Metz của Tech Radar từng nghĩ màn hình 60Hz trên iPhone là hoàn toàn bình thường. Anh không có ý định bỏ thêm tiền nâng cấp lên dòng Pro để sở hữu tốc độ làm tươi 120Hz.

Nhưng sau thời gian dài sử dụng màn hình tốc độ làm tươi cao trên iPhone 15 Pro, anh không còn muốn quay trở lại chiếc iPhone 14 ban đầu. Dưới đây là câu chuyện của anh.

Tôi từng nghĩ chẳng dại gì bỏ thêm tiền mua thứ này trên iPhone: Nhưng dùng rồi thì không ngừng được nữa - Ảnh 1.

Chúng ta đã quá "nương tay" với Apple

Tôi không giấu giếm niềm yêu thích của mình đối với iPhone hơn Android. Tôi cảm thấy thoải mái khi bị mắc kẹt trong hệ sinh thái của Apple mặc dù đã xem xét một số điện thoại Android tốt nhất cho công việc.

Với tư cách là người sử dụng MacBook, Apple TV và AirPods khi ở xa văn phòng, tôi thích sự tiện lợi trong hệ sinh thái khép kín của Apple hơn là sự kém hiệu quả khi cố gắng sống chung với nhiều hệ điều hành cùng một lúc.

Tôi chắc chắn điều này cũng đúng đối với những người sở hữu điện thoại Samsung Galaxy cùng với Galaxy Watch, Galaxy Buds, v.v.

Điều đó nói lên rằng, lòng trung thành của tôi với Apple đôi khi đã khiến bản thân mù quáng – đặc biệt là khi nói đến tốc độ làm tươi màn hình – vấn đề gây tranh cãi nhất trên iPhone.

Trong vài năm qua, tôi hài lòng khi sử dụng iPhone 60Hz của Apple (cụ thể là iPhone 13 và iPhone 14) vì tôi chưa bao giờ cho rằng tốc độ làm tươi 1-120Hz thích ứng (tức là công nghệ ProMotion) của iPhone dòng Pro là thứ mà tôi cần.

Tuy nhiên, sau khi sống chung với iPhone 15 Pro được vài tháng, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại cuộc sống trong màn hình chậm chạp trước kia nữa.

Tất nhiên, tôi luôn biết iPhone cấp Pro của Apple mang lại trải nghiệm hiển thị iPhone mượt mà hơn so với các phiên bản cấp tiêu chuẩn, nhưng chưa hề nghĩ nó mang lại sự khác biệt đến vậy.

Tôi đã thử nghiệm nhiều điện thoại Android có tốc độ làm tươi nhanh tương tự – trên thực tế, hầu hết tất cả điện thoại Android cao cấp được phát hành ngày nay đều có tốc độ làm tươi 120Hz, thậm chí đây còn được coi là mức tối thiểu.

Nhưng cộng đồng người sử dụng điện thoại thông minh đã "nương tay" khi không áp dụng tiêu chuẩn tương tự đối với những chiếc iPhone cơ bản của Apple, vốn vẫn sử dụng tốc độ 60Hz kể từ khi phát hành chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Tôi từng nghĩ chẳng dại gì bỏ thêm tiền mua thứ này trên iPhone: Nhưng dùng rồi thì không ngừng được nữa - Ảnh 2.

Thừa nhận đi, dùng màn hình 120Hz là không muốn quay lại

Các đồng nghiệp của tôi đã nhiều lần bày tỏ sự thất vọng về sự bảo thủ của Apple. Trước khi ra mắt iPhone 15 họ từng hy vọng "tin đồn về iPhone 15 vẫn dùng màn hình cũ không phải là sự thật" và "người dùng xứng đáng nhận được điều tốt hơn".

Phụ trách mảng di động của TechRadar, Roland Moore-Coyler thậm chí còn phải thốt lên: "Làm ơn, Apple – đừng làm điều này với iPhone 15".

Nhưng rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy khi iPhone 15 tiếp tục sử dụng màn 60Hz và sự thật là hầu hết người hâm mộ Apple không quan tâm đến tốc độ làm tươi cao hơn.

Tôi cũng từng như vậy; không phải vì không biết rằng tốc độ làm tươi 120Hz tốt hơn tốc độ 60Hz – đó là một con số lớn - nhưng tôi không hoàn toàn đánh giá cao sự khác biệt trong thế giới thực giữa hai điều này.

Tôi thấy ổn với tốc độ 60Hz của iPhone 14, nhưng giờ khi đã tiếp xúc với tốc độ làm tươi 120Hz của iPhone 15 Pro trong một khoảng thời gian dài – lâu hơn khoảng thời gian tôi cần để trên tay review một chiếc điện thoại (cần nhờ rằng, tôi từng trên tay nhiều điện thoại Android có tốc độ 120Hz) – Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra lợi ích lâu dài của ProMotion. Tôi đã tới miền đất hứa. 120Hz thật đáng đồng tiền bát gạo.

Điều đó không có nghĩa là tôi cảm thấy tức giận với Apple vì đã khóa iPhone tiêu chuẩn ở mức 60Hz. Xét cho cùng, Apple là một doanh nghiệp, họ không có nghĩa vụ phải đưa sản phẩm của mình ngang hàng với các sản phẩm khác trên thị trường chỉ vì họ có khả năng làm giống họ.

Với tư cách là một công ty, việc trang bị cho chiếc iPhone đắt tiền nhất những tính năng tốt nhất là điều hợp lý, bất kể những tính năng đó có được những người khác trong ngành coi là mức tối thiểu hay không.

Nếu người tiêu dùng quá khao khát tốc độ làm tươi cao, thì những chiếc iPhone Pro-level của Apple đã sẵn sàng và chờ được mua (điều này có lẽ giải thích tại sao iPhone Pro Max hiện là điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới và tại sao iPhone 16 tiêu chuẩn cũng được đồn đoán là tiếp tục mắc kẹt với màn hình 60Hz).

Vì vậy, tôi nhận ra rằng bản thân giờ đây đã trở thành nạn nhân trong cái bẫy màn hình 60Hz-120Hz của Apple.

Khi nhắc đến vấn đề tốc độ làm tươi, cuối cùng tôi đã chấp nhận đổi iPhone 14 của mình lấy một chiếc iPhone 15 Pro đắt tiền đến mức nực cười chỉ để có thêm tính năng vốn rất nhỏ bé trên Android. Nhưng hãy thừa nhận đi, một khi đã dùng rồi, bạn sẽ không thể ngừng lại phải không?