Các cuộc tấn công liên miên tưởng như không có hồi kết cùng các trận đột kích do các bộ tộc, phe phái đối lập tiến hành đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và tàn phá nhiều làng mạc của vùng Nam Sudan, Châu Phi.
Bọn cướp vẫn đi lùng sục khắp nơi với hy vọng sẽ thấy được một mục tiêu hấp dẫn. Nhưng trước mắt chúng chỉ là vài túp lều tạm bợ nằm rải rác bên dòng sông, được dựng lên bằng mấy tấm nhựa và gỗ và một đường băng đầy khói bụi. Dù đi khắp cả làng, người ta vẫn không nhìn thấy bất cứ con gia súc, gia cầm nào. Giờ đây, chỉ còn duy nhất một người bán hàng với vài bao gạo.
Anna Koren, một nông dân cơ cực ở thị trấn Pibor (Nam Sudan) đứng giữa cánh đồng cùng với các con của cô. Họ không có thức ăn trong nhiều tuần qua.
Không những bị trấn lột, người dân Nam Sudan còn phải chịu đựng nhiều tội ác man rợ khác như bắt cóc trẻ em, giết người, cưỡng hiếp tập thể. Thậm chí, các nhân viên cứu trợ cũng trở thành nạn nhân của những hành động vô nhân tính trên. Vào tháng trước, 6 người đã thiệt mạng trên con đường nối thị trấn Pibor với thủ đô Juba. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Nam Sudan bị cáo buộc đã sử dụng "các chiến thuật bỏ đói có chủ đích".
Anna Koren, một nông dân cơ cực ở thị trấn Pibor (Nam Sudan) đứng giữa cánh đồng cùng với các con của cô. Họ không có thức ăn trong nhiều tuần qua.
Những tên lính vô kỷ luật, được cử đến từ thủ đô Juba để duy trì trật tự và chống lại các phiến quân, họ được trang bị vũ khí nghèo nàn và cũng lâm vào tình trạng đói khát. Thay vì đưa trẻ em đến trường, các ông bố, bà mẹ phải mang chúng đi tìm kiếm quả dại, hái lá rừng để sống qua ngày. Mayigu, một giáo viên tiểu học 32 tuổi nói rằng: "Không có đồ ăn. Mọi người đều đói. Chúng tôi đã trắng tay".
Trước đó, Liên Hợp Quốc cho biết, mặc dù Nam Sudan đã giành được độc lập từ Sudan vào năm 2011 nhưng quốc gia này đang phải đối mặt với "tình trạng bất ổn về lương thực ở mức cao chưa từng thấy". Khoảng 7,5 triệu người, chiếm gần 2/3 dân số nước này, đang rất cần đến trợ giúp nhân đạo. Một nửa dân số ở nhiều khu vực trên nước này rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Cậu bé Peter Ajus 12 tháng tuổi đang được các chuyên viên Unicef cân tại trung tâm hỗ trợ dinh dưỡng. Mẹ cậu đã phải đi bộ 4 ngày liên tục để đưa cậu đến đây.
Mặc dù Liên Hợp Quốc ra sức kêu gọi "sự chung tay giúp sức" của cộng đồng nhưng cho đến nay, tổ chức này mới chỉ gây được một quỹ có giá trị gần 1,64 tỷ USD (tương đương 36,4 ngàn tỷ đồng). Sau khi tiêu tốn đến 1 tỷ USD (tương đương 22,2 ngàn tỷ đồng) cho nhiệm vụ gìn giữ hoà bình ở Nam Sudan, Liên Hợp Quốc vẫn liên tục bị chỉ trích vì đã không chặn đứng được sự hoành hành ngang ngược của tội phạm ở đây.
Giống như nhiều quốc gia khác ở châu Phi, khủng hoảng ở Nam Sudan là hậu quả của các cuộc chiến chứ không phải là thảm hoạ thiên nhiên. Nước này có nguồn thu đáng kể từ dầu mỏ và những vùng đất nông nghiệp trù phú. Chính tham nhũng và trình độ quản lý yếu kém đã dẫn đến sự đổ vỡ của nền kinh tế ở quốc gia châu Phi này.