Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Thành phố Hà Nội thực hiện các biện pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe chạy bằng xăng, dầu) lưu thông trong Vành đai 1.
Ngoài việc cấm xe máy xăng từ ngày 1/7/2026, Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2 và từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.
Vành đai 1 là vành đai đầu tiên của Hà Nội, vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km.
Lộ trình cơ bản bao gồm các tuyến: Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi - Cầu Giấy - Voi Phục - Hoàng Cầu - La Thành Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật, tạo thành vòng khép kín.
Vành đai 1 là vành đai đầu tiên của Hà Nội, vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm dài tổng cộng khoảng hơn 30 km. Tuyến vành đai bao gồm Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi - Cầu Giấy - Voi Phục - Hoàng Cầu - La Thành Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật, tạo thành vòng khép kín.
Theo quy hoạch, tuyến đường Vành đai 1 sau khi hoàn thành sẽ bao gồm các tuyến đường phố bao quanh, khép kín khu vực nội đô, vùng lõi của thủ đô Hà Nội. Trong ảnh là đường Nghi Tàm.
Đây cũng là tuyến đường chính nối phố cổ Hà Nội với sân bay Nội Bài.
Tuyến đường hơn 500 tỷ đồng này hiện có 6 làn xe và vừa hoàn thành việc nâng cấp, thông xe dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/2024).
Trong ảnh là ngã 4 đường Long Long Quân - Âu Cơ và chạy thẳng đến Nghi Tàm - Yên Phụ.
Đường Lạc Long Quân, một bên là hồ Tây, một bên là phía ngoài Vành đai 1 nơi trong tương lai tập trung nhiều khu đô thị cao cấp và trụ sở trụ sở làm việc của các bộ, ngành trung ương.
Đường Bưởi bắt đầu từ nút giao Hoàng Hoa Thám - Hoàng Quốc Việt kéo dài tới ngã tư Cầu Giấy - Voi Phục - Láng.
Trong ảnh là đường Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục vẫn đang thi công dở dang, nếu hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.
Vừa qua tại kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường thừa nhận công tác giải phóng mặt bằng tuyến Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục chậm trễ, đồng thời cam kết sẽ hoàn thành trong quý IV/2025.
Ngã tư La Thành - Láng Hạ - Giảng Võ nằm trên trục từ Hoàng Cầu đến Voi Phục. Hà Nội đang phấn đấu trong quý IV/2025 hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực này.
Trong ảnh là đoạn đường Đại Cồ Việt nối Xã Đàn, nơi đây có hầm Kim Liên và đi qua công viên Thống Nhất.
Hiện tại, tuyến phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn được quy hoạch đồng bộ và hiện đại từ 8-10 làn xe. Trong ảnh là đường Đại Cổ Việt hướng đi Trần Khát Chân.
Trong ảnh, ngã 3 Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái.
Đường Nguyễn Khoái chạy men theo sông Hồng, đây cũng là trục đường cuối cùng (theo danh sách các tuyến phố) đường Vành đai 1.
Theo Chỉ thị 20, Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng chạy phía trong Vành đai 1 từ 1/7/2026 để giảm ô nhiễm; tiếp đến từ 2028 hạn chế ô tô chạy xăng trong vùng 1 và 2.