Giải thích một cách chân thực nhất thì “giận tím người” chỉ đơn giản là trạng thái bực bội, tức giận mà không làm gì được đến mức tím người, tím mặt mà thôi.
Giải thích một cách chân thực nhất thì “giận tím người” chỉ đơn giản là trạng thái bực bội, tức giận mà không làm gì được đến mức tím người, tím mặt mà thôi. Ví dụ sinh động nhất chính là nhân vật Thanos trong vũ trụ Siêu anh hùng của Marvel. Thế nên đây là nghĩa vốn có của nó từ trước cho đến nay.
Vậy tại sao năm 2019 rồi, “giận tím người” lại trở thành một trong những từ lóng được dùng nhiều nhất? Để kể nghe.
Ngày 19/11, trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 trên SVĐ Mỹ Đình giữa ĐTQG Việt Nam và ĐTQG Thái Lan, trọng tài chính người Oman đã từ chối bàn thắng của đội chủ nhà vào phút 30. Điều này đã khiến cho các cổ động viên Việt Nam không đồng tình và tỏ ra vô cùng giận dữ. “Giận tím người” gây bão từ đây.
Nhưng không chỉ có thế, dân tình còn chế ra những bức ảnh với nhiều nhân vật khác nhau, ai cũng tím toàn thân để biểu lộ sự giận dữ. Tả thực của tả thực thế này thì ai chơi lại!
Về sau, trào lưu này được dân mạng tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ. Chẳng riêng gì bóng đá mà cứ khi nào gặp chuyện bực dọc là họ lại “giận tím người”. Vừa hờn dỗi lại vừa đáng yêu thế này thì tội gì mà không bắt trend.
Chẳng riêng gì bóng đá mà cứ khi nào gặp chuyện bực dọc là họ lại “giận tím người”.
Bằng chứng cho mức độ nổi tiếng của từ lóng này chính là kết quả tìm kiếm trên Google. Khi nhập “giận tím người" vào ô tìm kiếm, bạn sẽ nhận được hơn 8 triệu kết quả trong vòng 0,32s.
Ngoài ra, từ lóng “giận tím người" còn có rất nhiều biến thể tương tự theo phong cách tả thực khác như chờ tím người, giận tím body, giận bảy màu, giận méo người,... Nghe thôi cũng thấy xứng đáng lọt Top từ lóng của năm rồi.
Ngoài ra, từ lóng “giận tím người" còn có rất nhiều biến thể tương tự theo phong cách tả thực khác như chờ tím người, giận tím body, giận bảy màu, giận méo người,...