Tin được không: Gần như không một ai trong chúng ta thực sự chết vì GIÀ

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 23:26 26/07/2017

Thế nào là chết vì già? Liệu tuổi già có thực sự giết được chúng ta hay không?

Con người là một sinh vật dễ bị tổn thương, khi có quá nhiều tác nhân có thể bất thình lình gây hại đến tính mạng của chúng ta. Thế nên, người ta luôn quan niệm ai sống thọ và chết vì tuổi già, ấy là một việc "đại phước".

Nhưng thế nào là chết vì già? Liệu có ai trong chúng ta thực sự chết vì điều đó không?

Quá trình lão hóa, nếu nhìn vào góc độ sinh học, chính là quá trình phân chia tế bào của chúng ta.

Trong đó, số lần tế bào phân chia phụ thuộc vào cái gọi là "vòng telomere" - là những trình tự lặp lại ADN tại các đầu mút của NST. Telomere có vai trò bảo vệ các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, và mỗi lần tế bào phân chia, telomere sẽ ngắn đi một chút.

Tin được không: Gần như không một ai trong chúng ta thực sự chết vì GIÀ - Ảnh 1.

Hình ảnh vòng telomere ở đầu NST

Một tế bào sẽ "ngỏm" nếu phân chia khoảng 50 - 70 lần, và khi đủ số tế bào chết đi, đó là lúc con người tử vong "vì tuổi già".

Nhưng trên thực tế, chúng ta chẳng biết được thời điểm ấy là khi nào. Đơn giản là vì "chết vì già" là trường hợp gần như không bao giờ xảy ra, ít nhất là về mặt y học. Về cơ bản, chúng ta thường chết trước thời điểm ấy, vì những căn bệnh xuất hiện trong quá trình lão hóa, như viêm phổi, đau tim, hoặc cảm lạnh bất chợt.

Tin được không: Gần như không một ai trong chúng ta thực sự chết vì GIÀ - Ảnh 2.

Với con người, xác suất xảy ra những căn bệnh trên sẽ gia tăng khi tuổi già ập đến. Và đó cũng là tình trạng chung của đa phần các loài vật trên đời này. Chỉ có một số loài vật - như rùa cạn chẳng hạn - chúng càng già càng khỏe.

Sự lão hóa là một quá trình không hề hạn chế

Theo Josh Mitteldorf - nhà sinh vật học lý thuyết và Dorion Sagan - nhà sinh thái học thì lão hóa là một quá trình liên quan đến di truyền học, và nó không phải là nguyên nhân gây ra cái chết của chúng ta.

Ý kiến này cũng được nhiều chuyên gia ủng hộ, như Michael Rose - nhà sinh vật học tiến hóa từ ĐH California. "Tuổi già thường không gây ra cái chết" - ông chia sẻ.

Trên thực tế, một số sinh vật gần như không có sự lão hóa. Đối với chúng, quá trình lão hóa chỉ là "sự chuyển giao giữa 2 giai đoạn, từ khỏe mạnh thành ổn định" - Rose cho biết. Nói cách khác, tuổi già không làm chúng chết, mà rủi ro gây ra cái chết của chúng trải đều qua các độ tuổi.

Tin được không: Gần như không một ai trong chúng ta thực sự chết vì GIÀ - Ảnh 3.

Một số sinh vật không hề già đi

Nhìn chung, các nhà khoa học gần như đều đồng tình rằng quá trình lão hóa của con người hiện nay chưa hẳn đã là chuẩn. Chúng ta hoàn toàn có thể đối diện với nó thêm một cách khác.

Để chứng minh, Mitteldorf và Sagan đã thực hiện một nghiên cứu, so sánh quá trình sinh tồn của 46 loài vật khác nhau. Trong số đó, họ nhận ra có nhiều loài không hề lão hóa, khi tỉ lệ chết của chúng luôn giữ ở mức ổn định từ lúc sinh ra. Một số sinh vật khác bước vào giai đoạn "già" - thời điểm chúng dễ chết nhất - nhưng sau đó lại tiếp tục sống khỏe mạnh (như trường hợp của rùa cạn).

Tin được không: Gần như không một ai trong chúng ta thực sự chết vì GIÀ - Ảnh 4.

Nói thêm về trường hợp của rùa cạn, họ nhận ra tỉ lệ tử vong của chúng tăng rất mạnh trong nhiều năm đầu, nhưng rồi giảm dần theo thời gian. Có nghĩa, nếu như chúng may mắn sống sót qua những năm đầu, chúng hoàn toàn có thể sống khỏe thêm rất nhiều năm sau đó.

Từ những phát hiện này, Mitteldorf và Sagan cho rằng quá trình lão hóa thực sự không giới hạn. Nếu như chúng ta tìm hiểu được tại sao con người già đi ở mức độ di truyền học, khoa học hoàn toàn có thể thay đổi nó. Chúng ta sẽ định đoạt được thời điểm lão hóa, cách lão hoá như thế nào, thậm chí là cải lão hoàn đồng.

Nguồn: Business Insider