Tiệm đồ cổ mua lại chiếc bát cho gà ăn, ngỡ ngàng khi làm sạch đáy bát: Quá hời rồi, cả thế giới chỉ có 3 chiếc!

Kim Dung, Theo Trí Thức Trẻ 21:20 08/08/2021
Chia sẻ

Sau khi bà cụ bán bát rời đi, nhân viên cửa tiệm đã sử dụng những biện pháp tẩy rửa để tẩy lớp xi măng bám chặt dưới đáy bát. Lúc này 6 "chữ vàng" mới hiện ra.

Vào những năm 1970, một cụ bà mang chiếc bát đến cửa hàng đồ cổ và muốn bán chiếc bát để kiếm chút tiền. Qua trò chuyện hỏi han, người bán hàng biết được bà cụ sống ở một vùng nông thôn và đến Bắc Kinh hôm nay chủ yếu vì muốn bán chiếc bát để trang trải cuộc sống. Đó là một chiếc bát to màu xanh với những họa tiết màu trắng rất tinh tế.

 Tiệm đồ cổ mua lại chiếc bát cho gà ăn, ngỡ ngàng khi làm sạch đáy bát: Quá hời rồi, cả thế giới chỉ có 3 chiếc! - Ảnh 1.

Chiếc bát được bà cụ mang đến tiệm đồ cổ (Nguồn: Kknews)

Bà cụ nói đây là một cái bát dùng để cho gà ăn ở nhà, nó được truyền lại từ tổ tiên nhưng vì quá khó khăn nên bà phải đem đi bán. Sau khi xem xét nhân viên cửa hàng cho biết chiếc bát là đồ sứ thời Càn Long, tuy khá xước và chưa được rửa sạch sẽ nhưng họ vẫn mua chiếc bát với giá 80 NDT.

Sau khi bà cụ rời đi nhân viên đã sử dụng những biện pháp tẩy rửa chuyên nghiệp để lau rửa lại chiếc bát, đặc biệt là lớp xi măng bám chặt dưới đáy bát. Khi vết bẩn dưới đáy bát biến mất, họ mới nhìn rõ sáu ký tự: "Đại Minh Tuyên Đức Niên Chế" (được chế tác vào thời vua Minh Tuyên Tông, triều đại nhà Minh).

Điều này có nghĩa chiếc bát là một di vật văn hóa thời nhà Minh, có lịch sử lên đến 600 năm, người này nhận thấy chiếc bát này có thể có giá trị quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử Trung Quốc nên đã báo cáo cho cơ quan liên quan.

 Tiệm đồ cổ mua lại chiếc bát cho gà ăn, ngỡ ngàng khi làm sạch đáy bát: Quá hời rồi, cả thế giới chỉ có 3 chiếc! - Ảnh 2.

Dòng chữ quan trọng giúp xác định giá trị của món đồ (Nguồn: Sohu)

Sau đó, nhóm giám định của Cục Di tích Văn hóa Bắc Kinh và Cục Di tích Văn hóa Quốc gia đã đến nhiều lần và kết luận rằng chiếc bát được tạo ra và nung ở Cảnh Đức Trấn (thuộc Giang Tây, Trung Quốc) trong thời vua Minh Tuyên Tông (hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh) và đã từng được vua sử dụng.

Hoàng đế Minh Tuyên Tông, hay Tuyên Đức, sinh thời rất mê chọi dế và thả xúc xắc. Theo ghi chép lịch sử, chiếc "bát tráng men xanh" này đã được Minh Tuyên Tông ra lệnh nung ở Cảnh Đức Trấn để sử dụng riêng cho trò thả xúc xắc.

 Tiệm đồ cổ mua lại chiếc bát cho gà ăn, ngỡ ngàng khi làm sạch đáy bát: Quá hời rồi, cả thế giới chỉ có 3 chiếc! - Ảnh 3.

Đồ sứ men xanh tương tự ở Bảo tàng Thủ Đô (Nguồn: Kknews)

Giá thành làm ra các sản phẩm tráng men lam thời xưa rất cao nên số lượng vô cùng ít. Theo thống kê thì hiện nay chỉ còn lại 3 chiếc: Một chiếc nằm ở Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, một chiếc ở Bảo tàng Thiên Tân và chiếc còn lại chính là "bát cho gà ăn" mà bà lão đã bán cho chủ tiệm tên Qiu Yanzhi.

Năm 1980, Qiu Yanzhi lần đầu tiên đưa chiếc bát sứ tráng men xanh này ra đấu giá, và nó đã được gia đình Zhao ở Hồng Kông mua lại với giá 3,7 triệu đô la Hồng Kông. Vào những năm 1980, đây là một mức giá cao ngất ngưởng.

Các nhân viên liên quan của cửa hàng cũng tiết lộ, sau khi biết chiếc bát là bảo vật quốc gia, họ cũng đã tìm kiếm bà cụ, mong đền bù một khoản tiền cho bà nhưng đã không tìm được vì không thể dò la bất kỳ thông tin nào.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày