Trận đấu mà tất cả mọi người hướng đến hôm nay hẳn là cuộc đối đầu giữa đội tuyển Thuỵ Điển và nhà Đương kim vô địch thế giới - đội tuyển Đức.
Sau trận thua đầy bất ngờ trước Mexico, lựa chọn duy nhất cho Đức là một chiến thắng. Trong khi đó, tuyển Thụy Điển đang nắm lợi thế lớn với 3 điểm từ Hàn Quốc - ít nhất là về mặt tâm lý.
Bóng đá tất nhiên sẽ có nhiều bất ngờ. Đức được đánh giá cao hơn, nhưng đội mạnh chưa chắc đã đạt kết quả tốt. Chỉ biết rằng ngoài đời, hai quốc gia này có thể tự hào rằng họ sở hữu những đặc điểm nổi bật nhất thế giới - tất nhiên là theo hướng tích cực.
1. Những nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
Không có nhiều điều để nói về diện tích quốc gia, vì cả 2 đều đến từ châu Âu. Nhưng về kinh tế thì khác, vì đây đều là những quốc gia có phát triển hàng đầu thế giới.
Dành cho những ai chưa biết, thì nền kinh tế Đức đã luôn là lớn nhất châu Âu, đứng thứ 4 toàn thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) với GDP lên tới 4 ngàn tỉ USD mỗi năm.
Thụy Điển tất nhiên không thể sánh ngang. Nhưng bù lại, nền kinh tế của họ cũng thuộc top 10 châu Âu rồi.
2. Chênh lệch lớn về dân số
Điều đáng chú ý ở đây là Đức sở hữu số cư dân sinh sống cũng thuộc vào hạng nhất châu Âu, với hơn 80,5 triệu người. Trong khi đó, Thụy Điển chỉ có chưa đầy 10 triệu, thua sút hơn 8 lần.
3. Quốc gia sạch nhất thế giới, phải nhập khẩu cả rác để tái chế
Đây là một điểm chung mà có lẽ cả Đức và Thụy Điển đều nên tự hào, đó là quốc gia của họ đều cực kỳ sạch. Sự sạch sẽ này một phần đến từ ý thức, nhưng chủ yếu là do hệ thống xử lý rác cực kỳ nghiêm ngặt và khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Với Thuỵ Điển, chúng ta đang nhắc đến đất nước đầu tiên trên thế giới đạt tỷ lệ tái chế rác lên tới 99%. Trong đó, 50% rác được đưa vào lò đốt để tạo ra năng lượng sưởi ấm cho các tòa nhà trong mùa đông. Thậm chí, rác ở đây thải ra nhiều lúc còn không đủ, khiến Thụy Điển phải nhập thêm để duy trì hoạt động cho các nhà máy tái chế.
Nước Đức thì không có hệ thống quay vòng năng lượng "bá đạo" như Thụy Điển, cũng không cần phải nhập rác. Tuy nhiên, tỉ lệ tái chế rác của người Đức cũng lên tới 65%, thậm chí có năm đạt 86% (số liệu năm 2015).
4. Những quốc gia đầu tiên công nhận người chuyển giới
Năm 1944, Thụy Điển hợp pháp hóa quan hệ tình dục đồng giới. Và đến năm 1972, nơi đây trở thành quốc gia đầu tiên cho phép người chuyển giới được cải giới tính trên giấy tờ sau khi phẫu thuật.
8 năm sau - tức năm 1980, Đức cũng đưa điều này vào luật, cho phép người chuyển giới có được thẻ căn cước với giới tính đúng với bản thân mình.