Những ngày gần đây nếu thường xuyên hoạt động mạng xã hội thì chắc chắn bạn sẽ thấy ngay được sự xuất hiện bài đăng với nội dung như là "Cô giúp việc nhà tôi nay xin nghỉ để đi mua mảnh đất". Những bài đăng khiến không ít người chủ gây choáng váng.
Nhiều người để lại phần bình luận khá bất ngờ khi cô giúp việc lại có của ăn của để như vậy mà nhiều người làm công việc văn phòng cũng khó có được.
Những người làm nghề giúp việc nhà còn được gọi bằng một từ phổ biến hơn – ô sin. Một trong lực lượng đông đảo tham gia vào thị trường lao động này là những người lớn tuổi (từ 50 - 60 tuổi), hầu hết xuất thân từ vùng ngoại ô hoặc nông thôn.
Đôi khi họ đi làm không phải vì quá thiếu thốn về tiền bạc mà họ muốn làm việc để bản thân không nhàn rỗi. Những người này ở quê họ có nhà, có đất, có tài sản riêng chỉ vì quá quen với việc làm lụng nên không để bản thân nghỉ ngơi. Cái thói quen làm việc, tích góp để cho con cháu ăn sâu vào suy nghĩ của họ.
Ảnh minh họa
Nhiều lý do khác khi họ có tài sản nhưng vẫn muốn đi làm bởi hầu hết những người này là làm nông. Việc mùa màng có vụ được vụ không nên họ cũng thích đi làm các công việc phụ việc nhà cho người khác hay trông trẻ... để nhận được dòng tiền ổn định. Họ là những người có tài sản sẵn trong tay khác xa với nhiều người vẫn nghĩ.
Trong mắt nhiều người, người giúp việc không có học thức, xuất thân nhà quê và văn hóa... "lùn". Tuy nhiên, mức lương mà người giúp việc kiếm được lại có thể đè bẹp mức lương của ối người chữ nghĩa đầy đầu, xuất thân từ thành phố.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng... thu nhập của một người vào khoảng 7-8 triệu đồng, có gia đình thì bỏ ra chi phí lên tới cả chục triệu đồng để thuê, còn chưa nói đến các khoản thưởng vào những ngày lễ. Và có một hình thức khác là giúp việc theo giờ thì giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/tiếng.
Ảnh minh họa.
Lương cao, công việc lại không vất vả so với nhiều nghề chân tay khác khiến nghề người giúp việc đang trở thành nghề hot hiện nay. Thậm chí nhiều gia đình còn kêu than về độ "hiếm và sự chảnh" khi tìm mãi không được người giúp việc nhà.
Chị Minh (57 tuổi, làm giúp việc tại Hà Nội): "Người thuê nhiều lắm, đợt trước tôi chỉ nhận theo giờ ngày nào cũng kín lịch, có nhiều khi mệt hay bận quá tôi phải từ chối khách. Trung bình một ngày tôi có thu nhập đến 500.000 - 1 triệu đồng. Bây giờ thì nhận làm giúp việc cố định cho một gia đình mức lương cũng khoảng 9 triệu đồng bao ăn ở".
Do làm công việc cũng ít khi phải đi giao lưu gặp gỡ nhiều người, cũng không mất tiền ăn tiền ở (làm full time). Vì vậy mà nhiều người còn không hề dùng đến tiền lương, toàn bộ tiền được để dành. Vì vậy, có thể thấy chuyện các cô tích góp được để mua nhà mua đất là chuyện bình thường.
Thậm chí, hiện nay có nhiều dân văn phòng cũng nhận làm giúp việc như một "nghề tay trái" để tăng thêm thu nhập. Không chỉ có nghề giúp việc mà các nghề bình thường khác như: trông xe, bán quán vỉa hè, sửa xe... cũng kiếm được không ít tiền.
Với nhiều người chắc hẳn còn nhớ đến câu chuyện thanh niên tốt nghiệp Đại học nhưng ở nhà để chờ công việc tốt, còn mẹ sắp về hưu vẫn phải đi làm thêm để tiền trang trải nuôi con. Câu chuyện này đã thổi bùng lên bức xúc của nhiều người có kinh nghiệm với một bộ phận người trẻ. Không ít người có quan niệm tương tự như người con của bà mẹ nọ: Thà thất nghiệp chứ nhất định không chọn làm nghề kém sang.
Theo số liệu quý I năm 2022 là khoảng 1,3 triệu người, giảm 135,2 nghìn người so với quý trước và tăng 357,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2022 là 3,01%, giảm 0,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2022 là 7,93%, giảm 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,3%, cao hơn 2,10 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (Theo Tổng cục Thống kê).
Hiện nay, tình trạng người trẻ chấp nhận nằm nhà chờ việc ngày càng nhiều. Thậm chí có người chọn cách học lên Thạc sĩ để tránh thời gian rảnh và có cơ hội tìm việc làm cao hơn. Và một trong lý do dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ, sinh viên mới ra trường là thà chấp nhận thất nghiệp cho bố mẹ nuôi còn hơn làm công việc lao động chân tay, kém sang.
Ảnh minh họa.
Kén việc đang được xem là xu hướng nở rộ trên thị trường lao động. Tâm lý này nặng hơn ở tầng lớp sinh viên, người lao động có tay nghề "có bằng cấp đàng hoàng mà phải đi làm công việc đó sao...". Hay một phần nữa cũng do phụ huynh, đi học cũng kỳ vọng con cái thoát khỏi cái sự… kém sang của thế hệ trước. Họ dọa con “không học hành tử tế thì đi bốc vác”, muốn con cái đổi đời bằng tri thức và với họ những công việc ngồi văn phòng là nghề phù hợp.
Và như ví dụ ở trên đã tạo ra một nghịch lý không ít người trẻ "hậm hực" khi so sánh lương cử nhân ra trường 3,4 năm và nhận ra nó thấp hơn bà cô giúp việc, bà bán trà đá hay chú xe ôm.
Đừng quên, những người làm nghề kém sang nếu chăm chỉ và tích lũy thì vẫn có thể giàu có. Mà khi đã giàu rồi thì anh ta chính thức trở thành người cực kỳ sang. Còn nếu không muốn làm việc kém sang cũng được, nhưng mà phải cố gắng để xin được việc mà bản thân muốn làm.
Tuy nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ nhiều người trẻ hiện nay cũng có nhiều quan niệm vô cùng thoáng, kiếm tiền thì không sĩ diện, miễn công việc nào chính đáng thì đều có thể tranh thủ. Nhất là khi còn trẻ, chưa vướng bận gia đình, có thời gian, sức khỏe, phải tận dụng mọi cơ hội làm việc và kiếm tiền.
Bạn Quyên (20 tuổi, sinh viên) chia sẻ: "Hiện tại mình nhận giúp việc và trông trẻ theo giờ trống khi không có lịch học. Công việc này giú mình có thu nhập ổn định, không phả xin tiền bố mẹ, không quá nặng nhọc và ảnh hưởng đến học tập".