Thứ ngày nào cũng dùng trên giường nhưng nhiều người chẳng nhớ tới việc vệ sinh: Cuối năm đừng quên!

Như Anh, Theo Theo Phụ Nữ Số 20:03 06/02/2024
Chia sẻ

Khi dọn dẹp nhà cửa cuối năm, đừng bỏ quên vật dụng này, ngay trên chiếc giường nhà bạn.

Càng về cuối năm, dịp Tết Nguyên đán cận kề, công việc dọn dẹp nhà cửa, tổng vệ sinh mọi vật dụng, ngóc ngách trong nhà lại càng được các gia đình khẩn trương thực hiện. Tuy vậy, do thời gian gấp gáp và nhiều công việc phải thực hiện, nên sẽ không thể tránh khỏi có những lúc, các thành viên trong gia đình quên vệ sinh một số vật dụng.

Ví dụ như vật dụng sau đây, đóng vai trò quan trọng trên giường ngủ. Đó chính là chiếc gối ngủ hàng ngày của các gia đình. Do kích thước nhỏ nên việc gối ngủ bẩn sẽ khó được phát hiện hơn là chăn, nệm hay ga giường. Song, việc vệ sinh, giặt sạch gối ngủ vẫn là vô cùng quan trọng. Một chiếc gối sạch không chỉ giúp đem lại giấc ngủ êm ái, thoải mái, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Thứ ngày nào cũng dùng trên giường nhưng nhiều người chẳng nhớ tới việc vệ sinh: Cuối năm đừng quên! - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Gối ngủ, đặc biệt là phần vỏ gối là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với da đầu và tóc con người. Trong suốt quá trình sử dụng, các lỗ chân lông ở da đầu ngay cả khi ngủ vẫn sẽ tiết ra dầu hay bong ra một phần tế bào biểu bì. Tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn với những người da dầu. Dầu và các tế bào biểu bì này bám vào vỏ gối, cộng với bụi bẩn từ không khí, môi trường, sẽ dần tới vỏ gối bị đổi màu, ố vàng và xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Phương pháp vệ sinh gối hiệu quả

Bởi những lý do trên, khi tiến hành công việc tổng vệ sinh ngôi nhà hay căn phòng cuối năm, đừng bỏ quên khu vực giường ngủ, hay cụ thể là chiếc gối ngủ. Dưới đây là hướng dẫn về phương pháp vệ sinh gối ngủ cơ bản, song đem lại hiệu quả tốt mà các gia đình có thể tham khảo.

Đầu tiên là công đoạn phơi gối. Với điều kiện thời tiết lý tưởng nhất là trời có nắng, hãy phơi gối dưới ánh nắng mặt trời từ 1 đến 2 giờ. Việc này sẽ giúp tiêu diệt bụi bẩn và mạt bụi hay các loại vi khuẩn khác trên bề mặt vỏ gối cũng như ruột gối. Từ đó, các vết bẩn cũng sẽ dễ dàng được giặt sạch hơn. Trong trường hợp thời tiết không có nắng, các gia đình có thể bỏ qua bước này.

Thứ ngày nào cũng dùng trên giường nhưng nhiều người chẳng nhớ tới việc vệ sinh: Cuối năm đừng quên! - Ảnh 2.

Trước tiên ngâm và giặt gối, hãy phơi gối dưới ánh nắng mặt trời trước (Ảnh minh hoạ)

Bước thứ 2 là đem vỏ gối và ruột gối đi ngâm nước. Tổ nhất nên ngâm trong nước ấm hoặc nước nóng. Trong quá trình ngâm, người dùng có thể cân nhắc cho thêm vào nước các chất tẩy rửa để gia tăng hiệu quả làm sạch gối. Thời gian cũng nên kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ.

Sau khi kết thúc chu trình ngâm nước cùng chất tẩy rửa, về cơ bản các vi khuẩn hay vết bẩn từ gối đã được làm mềm, từ đó người dùng có thể tùy chọn giặt tay hoặc giặt máy tùy vào nhu cầu. Có thể tham khảo phương pháp giặt bằng tay trước để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu đang bám chặt trên vỏ gối, ruột gối. Sau đó cho gối vào máy giặt. Với các vết bẩn khó vệ sinh bằng tay, có thể dùng bàn chải để chà xát nhiều lần, vết bẩn sẽ được xử lý hiệu quả.

Thứ ngày nào cũng dùng trên giường nhưng nhiều người chẳng nhớ tới việc vệ sinh: Cuối năm đừng quên! - Ảnh 3.

Việc ngâm gối trước khi giặt giúp các vết bẩn dễ được vệ sinh hơn (Ảnh minh hoạ)

Một số chiếc gối có thể đã sử dụng lâu ngày song không được vệ sinh nên sẽ có những vết bẩn, vết ố vàng rất khó làm sạch. Cách duy nhất lúc này mà người dùng có thể áp dụng để xử lý hiệu quả đó là dùng các phương pháp tẩy trắng. Có thể kể tới những nguyên liệu như giấm trắng, baking soda hay mạnh hơn là thuốc tẩy.

Với giấm và baking soda, cách làm được xem là đơn giản và an toàn. Sau khi giặt xong, người dùng kiểm tra thấy các vết bẩn ố vàng vẫn còn, thì đổ trực tiếp giấm hoặc baking soda pha với nước lên. Ngâm trong khoảng 20 - 30 phút, hoặc thậm chí vài giờ để đảm bảo thu được kết quả tốt nhất. Hết thời gian ngâm, người dùng dùng tay vò kỹ vị trí vết bẩn rồi giặt lại toàn bộ gối với nước sạch.

Cuối cùng, toàn bộ chiếc gối từ vỏ gối cho đến ruột gối nên được phơi hoặc làm khô hoàn toàn trước khi người dùng tiếp tục sử dụng. Việc sử dụng gối vẫn còn ướt, ẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số bệnh về da đầu cho con người.

Thứ ngày nào cũng dùng trên giường nhưng nhiều người chẳng nhớ tới việc vệ sinh: Cuối năm đừng quên! - Ảnh 4.

Chỉ sử dụng khi gối đã được làm khô hoàn toàn (Ảnh minh hoạ)

Bao lâu nên vệ sinh gối một lần?

Các chuyên gia về vệ sinh khuyến cáo, gối ngủ nói riêng hay bất kỳ vật dụng nào trên giường như chăn, ga, mà con người tiếp xúc hàng ngày, nên được vệ sinh định kỳ. Các gia đình không nên để đến cuối năm mới thực hiện tổng vệ sinh một lần. Lý tưởng nhất là thực hiện theo tần suất 1 tuần 1 lần. Song với những gia đình bận rộng hơn, thì có thể thực hiện 2 tuần/lần.

Với đệm, nệm, để bảo vệ vật dụng một cách tốt nhất, đồng thời vệ sinh hiệu quả nhất, hãy nhờ tới sự hỗ trợ, can thiệp của các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp. Tần suất được khuyên là khoảng 3-6 tháng/lần.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày