Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát lệnh thông xe cầu Thăng Long (Hà Nội) tại buổi lễ
Nghi lễ cắt băng thông xe cầu Thăng Long
Giới thiệu về công nghệ sửa chữa mặt cầu tại buổi lễ
Đây là dự án có giải pháp kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được áp dụng trên quy mô và khối lượng lớn
Trong quá trình sửa chữa, các nhà thầu đã làm sạch và sơn toàn bộ mặt cầu Thăng Long; hàn 1,4 triệu đinh neo bằng thép lên bản mặt thép của cầu; lắp đặt 800 tấn thép; đổ 2.000 m3 bê tông siêu tính năng (UHPC); quét keo dính bám và thảm 27.200m2 bê tông nhựa polyme lên trên cùng
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: với phương án sửa chữa trên, mặt cầu Thăng Long sẽ đảm bảo tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng tối thiểu 30 năm, và lớp phủ bê tông nhựa polyme là 10 năm (theo tuổi thọ thông thường của vật liệu nhựa)
Theo kế hoạch sau 12h sáng 7/1, các phương tiện sẽ chính thức được đi lên cầu
Việc hoàn thành dự án sửa chữa cầu Thăng Long sẽ kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả khai thác của toàn tuyến vành đai 3 TP. Hà Nội, góp phần quan trọng vào lưu thông và kết nối vận tải giữa TP. Hà Nội với sân bay Nội Bài, kết nối các tỉnh thành với Hà Nội, giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường cửa ngõ phía tây Hà Nội