Thế hệ "nghĩ ngược, làm được" đại diện cho những nhóm tiểu văn hoá (subculture) tại Việt Nam

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 11/07/2023
Chia sẻ

Cộng đồng subculture không phải khái niệm mới nhưng lại đang trở thành xu hướng mới của giới trẻ Việt - nơi sản sinh ra 1 thế hệ sáng tạo bền vững.

Theo từ điển Cambridge, subculture - tiểu văn hóa - là "một lối sống, những thói quen và tư tưởng của một hay nhiều nhóm người đặc biệt, khác biệt với xã hội xung quanh họ".

Dựa vào định nghĩa trên, các cộng đồng tiểu văn hóa thực ra không hề mới lạ. Khái niệm này chỉ là bây giờ mới bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn với người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ. Có rất nhiều nhóm subculture khác nhau mà đam mê, cách suy nghĩ và lối sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chính lớp trẻ - những GenZ - là nhóm thành viên đông đảo, có sức ảnh hưởng lớn hơn cả trong các cộng đồng này.

Tiểu cộng đồng là nơi các bạn được tự do cư ngụ với tư duy sáng tạo, thích suy nghĩ ngược, khám phá mọi điều mới lạ, nhờ đó mà những ý tưởng đột phá, trào lưu mới lạ cứ thế dần được hình thành và lan tỏa rộng rãi hơn, góp phần giúp mỗi subculture được biết đến và quan tâm nhiều hơn.

Thế hệ nghĩ ngược, làm được đại diện cho những nhóm tiểu văn hoá (subculture) tại Việt Nam - Ảnh 1.

Subculture - cộng đồng tiểu văn hóa đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng trở nên phổ biến mà trong đó, GenZ lại có sức ảnh hưởng lớn nhất

Không phải tự nhiên mà các subculture như vậy vẫn đang ngày càng phát triển. Lý do hóa ra hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây giống như 1 ngôi nhà dành cho các bạn trẻ với cá tính riêng, tìm thấy những người bạn có cùng lối sống, cách suy nghĩ (like-minded) và sở thích. Ở đó, họ có nhiều cơ hội hơn để cùng nhau khám phá, phát triển và tạo được những giá trị chân thực, mang đến sự thoải mái cho bản thân và cả những người bạn đồng hành.

Chính những cá nhân dám "nghĩ ngược" và "làm được" đó đã và đang trở thành nền móng vững chãi, để rồi cộng đồng subculture của chính họ sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, mở rộng tầm ảnh hưởng.

Cộng đồng tiểu văn hóa Việt: Tưởng xa lạ mà lại rất gần

Ngay tại Việt Nam, chúng ta hẳn ai cũng đã từng gặp các cộng đồng subculture dù thường không mấy ai để ý. Họ có thể là những người yêu thích truyện tranh Manga Nhật Bản, thích thú với bộ môn cosplay nhân vật hoạt hình Anime, là những vũ công K-Pop đường phố gây sốt khắp các mạng xã hội hay dễ thấy nhất chính là hội "sneakerhead" - những chàng trai, cô gái với niềm đam mê mãnh liệt với giày.

Đặc biệt, có 3 subculture gần đây đang vô cùng thu hút tại Việt Nam là Tattoo - Xăm mình, Art - Nghệ thuật và Fashion - Thời trang. Có thể bạn không để ý, nhưng khả năng cao là bạn đã từng biết đến những cái tên vô cùng nổi bật dưới đây, được nhiều bạn trẻ coi là người dẫn đầu, tạo ra, duy trì và góp công phát triển những subculture của họ.

Cộng đồng tiểu văn hóa Nghệ thuật hẳn nhiều người biết đến Họa sĩ Thái Linh. Anh từng gây ấn tượng mạnh mẽ với vô vàn tác phẩm pha trộn độc đáo, đưa nghệ thuật dân gian truyền thống tới người xem thông qua những nét vẽ hiện đại với phong cách vô cùng thú vị. "Mình vô cùng coi trọng những cảm xúc, cảm nhận và góc nhìn của bản thân và luôn tìm kiếm những cảm hứng mới mẻ, khác lạ từ những điều nhỏ bé, thân thương trong cuộc sống xung quanh" - Thái Linh chia sẻ.

Thế hệ nghĩ ngược, làm được đại diện cho những nhóm tiểu văn hoá (subculture) tại Việt Nam - Ảnh 2.

Thái Linh và bức tranh tự họa mang phong cách đặc trưng, không lẫn vào đâu được

Sức sáng tạo - nguồn năng lượng vô tận của cộng đồng tiểu văn hóa

Mỗi cộng đồng subculture lại có những giá trị, mục tiêu và tư tưởng riêng, nhưng điểm chung của họ luôn là sự năng động, sức sáng tạo và đam mê làm mới bản thân.

Thử tượng tượng xem, nếu như cộng đồng Graffiti mất đi sự sáng tạo thì thế nào? Những nhóm nhảy K-Pop mà không còn đam mê thì sẽ ra sao? Cái họ cần không nhất thiết là sự công nhận của xã hội hay phải trở thành xu hướng lớn mà đôi khi, nó chỉ đơn giản là 1 công cụ để họ có thể giãi bày suy nghĩ, tạo ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo trong mọi khoảnh khắc.

Đây cũng là lý do mà Ươm Art Hub được ra đời: Để trở thành nơi gieo mầm cho những ý tưởng sáng tạo, để ủng hộ những nghệ sĩ trẻ trên con đường kiên định, nuôi dưỡng niềm đam mê của bản thân. "Ươm ra đời sau những nỗ lực của cả đội ngũ sáng lập với giá trị cộng hưởng được đặt lên hàng đầu. Mỗi "Nhà" ở Ươm đều là công cụ, là không gian để các nghệ sĩ trẻ đưa tác phẩm của mình đến gần công chúng hơn, tạo sự thoải mái để mọi người làm nghệ thuật". Duy Anh - founder của Ươm Art Hub chia sẻ.

Thế hệ nghĩ ngược, làm được đại diện cho những nhóm tiểu văn hoá (subculture) tại Việt Nam - Ảnh 3.

Thứ mà cộng đồng subculture cần nhất vẫn luôn là sức sáng tạo, đổi mới và niềm đam mê mãnh liệt

Dù là ai đi nữa, các cộng đồng tiểu văn hóa tại Việt Nam đều gây được ấn tượng mạnh mẽ. Số lượng có thể không nhiều nhưng chất lượng lại luôn vượt xa khỏi kỳ vọng. Có thể nói, họ chính là những "Flip Thinkers", những người luôn linh hoạt, mở "cánh cửa" đón nhận những điều mới trong cách nghĩ, cách làm , thậm chí là vượt xa kỳ vọng trong những điều mà họ theo đuổi.

Thế hệ nghĩ ngược, làm được đại diện cho những nhóm tiểu văn hoá (subculture) tại Việt Nam - Ảnh 4.

Danis Nguyen - Founder SaigonInk

Đại diện cho những người tiên phong truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu thích xăm hình, Danis Nguyễn đã có chia sẻ và truyền tải thông điệp ý nghĩa về hành trình vượt qua bao định kiến xã hội trở thành một Flip Thinker: "Nghĩ ngược và làm được. Làm điều mình thích và thích điều mình làm. Khó khăn như sương mù phủ lối. Dấn thân vào để hết sợ nơi mình đang đứng. Nếu đi xuyên qua thì phía sau chính là đích đến mình đã chọn".

Vậy đấy, nếu muốn bước qua mọi rào cản, gập "sự bằng phẳng" để trải nghiệm cuộc sống đa góc độ hơn thì các bạn trẻ, dù có là 1 phần của bất kỳ subculture nào đi chăng nữa, hãy chuẩn bị "lên dây cót" #JoinTheFlipSide, nhập hội linh hoạt ngay thôi! Cùng theo dõi hành trình tiếp theo của một biểu tượng hàng đầu trong việc "nghĩ ngược, làm được" Samsung Galaxy Z tại sự kiện đặc biệt vào ngày 26/7 sắp tới.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày