Những hình ảnh đáng
sợ trên được ghi lại bởi Rupert Imhoff -
một nhân viên nghiên
cứu tại Quỹ Bảo tồn sinh vật hoang dã Bob Irwin sau khi ông này nghe được thông
tin về những chú chó đang bị đánh đập và nướng sống tại Sulawesi. Không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả
những loài vật nuôi khác như mèo và thỏ - hay dơi, chuột rừng, lợn và
rắn cũng đều phải chịu chung số phận
khủng khiếp này. Thậm chí, ông còn chứng kiến chủ một cửa hàng đang làm thịt mèo
mẹ với hai chú mèo con chưa sinh trong bụng.
Theo đó, tại “khu vực
bán thịt” tại chợ Tomohon trên đảo Sulawesi, Indonesia thì mùi thịt cháy luôn bốc lên nồng nặc và xộc thẳng vào mũi
người đi đường. Bên cạnh đó, ruồi nhặng thường xuyên “bao vây” quanh xác chó,
mèo, lơn và rắn nằm rải rác trên nền đất đầy máu. Ngoài ra, những chú chó gầy
yếu còn co rúm vào trong góc khi thấy chủ cửa hàng đưa thòng lọng vào chuồng sắt
để bắt chú chó mà khách hàng ưng ý. Những chú chó này đã bị nhốt trong chuồng
sắt nhiều ngày liền mà không có thức ăn hay nước uống. Sự sợ hãi trong mắt
chúng ngày càng dâng lên khi mà chủ cửa hàng bắt đầu kéo cổ chú chó xấu số đầu
tiên ra khỏi chuồng và đập liên tục vào đầu tới khi nó nằm bất động trên nền
đất. Nhìn bên ngoài, chú chó trông như đã chết nhưng ngay sau đó, khi chủ cửa
hàng bắt đầu nướng thịt chú chó bằng đèn xì thì chân nó bắt đầu đạp liên
tục một lúc trước khi trở nên đen thui
vì bỏng cháy. Tất nhiên, chú chó trên chỉ là một trong số “hàng trăm nghìn” chú chó mèo
bị đối xử và giết thịt một cách vô nhân đạo mỗi năm để cung cấp cho thị trường thực
phẩm tại Indonesia.
Được biết, rất nhiều
những chú chó bị bán để làm thịt đều là chó hoang và chó cưng được nuôi trong
các hộ gia đình. Chúng đã bị những kẻ trộm chó ngồi trên xe máy tròng thòng lọng
vào cổ và kéo đi ngay trước mặt chủ nhân. Một số chú chó khác được mua từ những
ngôi làng nghèo với giá “chỉ vài đô-la”. Rất nhiều loài chó mèo hoang tại
Indonesia đã quen với người vì thường xuyên được những người tốt bụng cho ăn,
do đó chúng không hề chạy trốn khi những kẻ trộm chó mèo tới gần. Sau khi bị
bắt, những con vật này bị trói lại và nhồi nhét vào trong những chiếc lồng chật
chội rồi được đưa tới Tomohon trong đêm trước khi ngôi chợ bắt
đầu mở cửa vào lúc 6 giờ sáng. Những người này thường treo ngược chân các chú
chó ra sau lưng – một hành động có thể khiến chúng bị trật khớp vai - và buộc
chặt mồm lại để chúng không thể cắn được.
Những chú chó bị nhốt trong
lồng buộc phải chứng kiến đồng loại của mình bị làm thịt một cách dã man.
Khi được đưa tới ngôi chợ, những chú chó trông hết sức bi đát và phần đông trong số đó đã không được ăn uống trong vài ngày. Những chú chó này sẽ lần lượt bị tròng thòng lọng vào cổ và lôi ra khỏi chuồng, bị đập liên tục vào đầu trong khi vẫn bị treo lơ lửng bởi chiếc thòng lọng trên cổ. Từng chú chó một sau khi bị đánh cho bất tỉnh sẽ bị vứt trên nền đất và nướng bằng đèn xì. Trong quá trình nướng, có thể thấy một số chú chó vẫn đạp chân liên tục một lúc lâu trước khi trở nên bất động hoàn toàn. Toàn bộ quá trình trên được thực hiện trước ánh mắt sợ hãi của những chú chó khác vẫn đang bị nhốt trong lồng. Bên ngoài, rất khó xác định phản ứng đạp chân của những chú chó là do vẫn còn sống hay đơn giản chỉ là phản ứng tự phát của cơ thể chúng dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Tuy nhiên, một chủ cửa hàng đã cho biết, những con vật này thường chỉ trong tình trạng bất tỉnh khi bị nướng, và chúng sẽ bị nướng cho tới chết.
Mặc dù việc ăn thịt chó là hợp pháp tại Indonesia, thế nhưng ngày càng có nhiều người ở quốc gia này cảm thấy phẫn nộ trước cách đối xử vô nhân đạo của
những cửa hàng bán thịt chó. Đa số người Indonesia theo đạo Hồi và không tiêu
thụ thịt chó bởi họ cho rằng, thịt chó là “haram” (hay “không sạch”) – nhưng
rất nhiều cộng đồng thiểu số tại nước này lại coi thịt chó là một món đặc sản.
Nhiều gia đình trong số này thường xuyên ăn mừng sinh nhật hay một dịp quan
trọng nào đó bằng thịt chó.
Rất khó xác định
chính xác số lượng chó méo bị giết thịt để phục vụ cho thị trường
Indonesia mỗi năm nhưng theo một số nhóm
hoạt động vì quyền động vật thì con số này có thể lên tới hơn 200.000 con.
Đa phần các cửa hàng tại khu chợ Indonesia đều bán chó
nguyên con và cho khách hàng lựa chọn với giá khoảng 250.000 rupi hay 20 USD, mặc dù khách hàng
cũng có thể hỏi mua một bộ phận cụ thể. Ngoài ra, một khu vực khác của khu chợ
cũng được dành riêng để bán các loại hoa quả tươi, rau, hương liệu và gia vị
dùng để chế biến những món thịt chó truyền thống của Indonesia như rica-rica.
Ăn thịt chó là một hoạt động gắn liền với nền văn hóa Minahasa tại miền bắc đảo Sulawesi thuộc khu vực Batak tại phía bắc đảo Sumatra - nơi mà thịt chó được dành riêng cho những dịp đặc biệt như đám cưới hay Giáng sinh. Tuy nhiên, nhiều người yêu động vật tại Indonesia cho rằng hoạt động này “không liên quan tới truyền thống hay văn hóa”, đồng thời quy trình làm thịt chó cũng hết sức vô nhân đạo và mất vệ sinh.