Xu hướng tồi tệ này thậm chí còn tiếp diễn trong năm nay khi mà đã có 3 người chết vì chụp ảnh tự sướng tại Ấn Độ chỉ 2 tuần đầu năm 2016.
Gây sốc nhất trong danh sách những trường hợp tai nạn tự sướng trong năm 2015 là trường hợp một người Ấn Độ thiệt mạng vì rơi xuống vách núi trong khi đang cố chọn góc chụp đẹp. Một nạn nhân khác thiệt mạng vì rơi khỏi thuyền trong khi đang chụp ảnh và một người khác mất mạng vì cố chụp ảnh tự sướng trước đầu tàu hỏa đang lao tới.
Tại Ấn Độ, chụp ảnh tự sướng dường như được khuyến khích. Thậm chí, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi còn nổi tiếng trên toàn thế giới với các bức ảnh chụp cùng những nhà lãnh đạo khác.
Chính phủ Ấn Độ còn hậu thuẫn cho một chiến dịch có tên "selfie với con gái". Thậm chí, bài hát Selfie le le re là bài hát có doanh thu cao nhất trên ứng dụng nghe nhạc Bollywood trong năm ngoái.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cũng bắt đầu lo ngại về vấn đề tai nạn trong khi chụp ảnh tự sướng. Năm ngoái, hội đồng Công giáo ở Kumbh Mela đã ra lệnh cấm chụp ảnh tự sướng nhằm giảm thương vong nếu xảy ra giẫm đạp.
Tuần vừa qua, cảnh sát Mumbai đã xác định những vùng cấm tự sướng trong thành phố sau khi hai người bị chết đuối trong một tai nạn có liên quan tới chụp ảnh tự sướng. Trước đó, một du khách Nhật Bản đã thiệt mạng vì ngã xuống cầu thang trong đền thờ Taj Mahal trong khi mải selfie.
Tai nạn khi chụp ảnh tự sướng là vấn đề gây nhức nhối trên toàn thế giới chứ không phải riêng ở Ấn Độ.
Một phụ nữ 21 tuổi người Nga đã may mắn sống sót khi khẩu súng mà cô cầm để tạo dáng bất ngờ nhả đạn. Trong khi đó, một người đàn ông Tây Ban Nha đã bị bò tót húc chết khi cố chụp ảnh selfie trong lễ hội chạy bò hàng năm ở thị trấn Villaseca de la Sagra.
(Tham khảo Unilad)