Ông Nelson Mandela tên đầy đủ là Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ngày 18/7/1918. Ông là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu và cũng là Tổng thống da màu đầu tiên của nước này. Ông Mandela vốn yêu thích quyền anh từ khi còn nhỏ cho đến tận sau này. Ông từng nói “Quyền anh cũng giống như chủ nghĩa quân bình, nơi mà ý nghĩa của thứ hạng, tuổi tác, màu da hay địa vị chỉ là con số 0".
Bức ảnh cưới của ông Mandela với người vợ thứ 2, bà Winnie Madikizela vào năm 1958. Trước đó, ông Mandela từng kết hôn với bà Evelyn Ntoko Mase tuy nhiên, sau 13 năm chung sống, 2 người ly hôn. Một phần nguyên nhân là do ông thường xuyên vắng nhà, dành quá nhiều thời gian cho công cuộc cách mạng.
Trước khi thành Tổng thống Nam Phi, ông Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Quốc Đại (ANC). Trong ảnh: Ông Mandela đến thủ đô Anh Quốc vào năm 1962 để thăm Oliver Tambo - một nhà hoạt động chống nạn phân biệt chủng tộc. Bức ảnh chụp tại khu vực tháp Big Ben và tòa nhà quốc hội Anh.
Năm 1962, ông bị bắt và bị buộc tội chống phá chính trị, lĩnh án tù chung thân. Ông đã phải trải qua 27 năm trong tù, trong đó 18 năm ở đảo Robben.
Chiếc xe chở 8 nhà hoạt động chống nạn phân biệt chủng tộc, trong đó có ông Nelson Mandela vào ngày 16/6/1964. Dù đã bị bắt giữ nhưng những nhà hoạt động chống nạn phân biệt chủng tộc vẫn giơ nắm đấm đấu tranh đầy mạnh mẽ.
Mandela và vợ Winnie hôm 19/2/1990 tay trong tay, giơ nắm đấm lên cao khi ông được thả khỏi nhà tù Victor ở Cape Town, Nam Phi.
Người dân ăn mừng khi ông Mandela được thả tự do.
Ông Mandela cùng Tổng thống Mỹ George Bush phát biểu tại Nhà Trắng vào ngày 25/6/1990. Sự ủng hộ và giúp đỡ của người dân Mỹ đã góp phần giúp ông Madela được thả tự do.
Ngày 15/6/1990, ông Mandela bắt tay Giáo hoàng John Paul II trong cuộc viếng thăm tới tòa thánh Vatican.
Tổng thống Nam Phi Frederik de Klerk (phải) và Mandela cùng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993. Mandela được trao giải thưởng này vì những đóng góp của ông trong quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Nelson Mandela trong lễ nhậm chức Tổng thống năm 1994, lúc này ông 75 tuổi.
Ngày 10/2/1995, ông Mandela trở về thăm lại nhà tù nơi ông từng bị giam giữ suốt 27 năm.
Chuyến thăm chính thức của Nữ hoàng Anh tới Nam Phi vào năm 1995.
Tổng thống Nam Phi và người đồng cấp Mỹ Bill Clinton nhìn ra từ phòng giam số 5, khu vực B của nhà tù trên đảo Robben, Nam Phi ngày 27/3/1998.
Trong suốt cuộc đời mình, ông Mandela luôn giành được tình cảm yêu mến của rất nhiều người dân và cả những nghệ sĩ nổi tiếng.
Sau một nhiệm kỳ trong cương vị Tổng thống Nam Phi, ông Mandela nghỉ hưu. Thabo Mvuyelwa Mbeki (phải) trong lễ tuyên thệ nhậm chức, thay ông Mandela hồi 6/1999.
Mandela cùng người vợ thứ 3, Graca Machel, tại tang lễ con trai, Makgatho Lewanika Mandela, ngày 15/1/2005.
Cựu tổng thống Nam Phi nắm chặt chiếc cúp vàng World Cup năm 2004 khi nước này được đăng cai World Cup 2010. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton thăm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, khi ông 94 tuổi, và vợ Graca Machel tại nhà ở Qunu, Nam Phi hôm 6/8/2012.
Bức ảnh chụp ông Mandela vào ngày 13/9/2011. Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, ông Mandela qua đời tối 5/12 tại nhà trong vòng tay của gia đình, thọ 95 tuổi.