Chùm ảnh: Những căn nhà "chẳng giống ai" ở Trung Quốc

, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 17/04/2015

Do nhận thấy số tiền đền bù chưa thỏa đáng nên rất nhiều người dân Trung Quốc đã nhất quyết giữ lại căn nhà, dù chúng nằm chỏng chơ giữa đường hay các công trường xây dựng.


Một căn nhà tọa giữa trục đường chính ở Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, chủ nhân của căn nhà do không đạt được thỏa thuận đền bù với giới chức địa phương nên kiên quyết không chịu di dời.


Một ngôi nhà bị phá hủy một phần tại 1 công trình xây dựng ở Hợp Phì, An Huy vào năm 2010. Chủ nhân của ngôi nhà nhất quyết không chịu di dời vì muốn nhận được số tiền bồi thường cao hơn từ chính phủ.


Căn nhà nằm giữa "ốc đảo", xung quanh là công trình đang xây dựng. Hình ảnh được chụp tại Trùng Khánh vào ngày 22/3/2007. Chủ nhà thậm chí còn treo cả cờ và băng rôn để thể hiện chủ quyền của mình.


Lại là 1 "hòn đảo" khác nằm trơ trọi ở Trùng Khánh vào ngày 21/3/2007.


Các công nhân đang dỡ bỏ 1 ngôi nhà tại khu công trường ở Trùng Khánh vào ngày 2/4/2007. Sau 3 năm dự án xây dựng bị trì hoãn, cuối cùng giới chức đã quyết định sử dụng biện pháp cưỡng chế để dỡ bỏ căn nhà.


Căn nhà duy nhất còn sót lại tại 1 khu vực của Rui'an, Chiết Giang. Do không hài lòng với mức bồi thường để giải tỏa mặt bằng xây dựng trung tâm thương mại nên chủ nhà đã kiên quyết giữ lại căn nhà và sống ở đây suốt 1 năm dù không có điện, nước.


Tòa nhà 6 tầng chơ vơ giữa khu công trình ở Thâm Quyến vào ngày 17/4/2007. Ông Choi Chu Cheng, chủ nhân của tòa nhà cùng vợ, cô Zhang Lian-hao, đã không chịu dỡ bỏ căn nhà bởi số tiền đền bù không thỏa đáng.


Bức ảnh chụp tại tỉnh Sơn Tây vào ngày 6/12/2012 cho thấy những công nhân vẫn đang xây dựng mặc cho nấm mồ cao 10m vẫn sừng sững.  




Đây là ngôi mộ còn lại cuối cùng trên đỉnh một ngọn đồi bao quanh bởi công trường xây dựng tại một ngôi làng ở Thái Nguyên, Trung Quốc.


Sau rất nhiều lần thương lượng, cuối cùng ngôi mộ cũng được di dời với mức bồi thường là 800NDT. 


Bất chấp tất cả ta vẫn đứng hiên ngang giữa đất trời.


Ảnh chụp tại Tây An vào ngày 14/8/2013. Gia đình 7 người đã sống trong tòa nhà 3 tầng kể từ năm 2010 mà không hề có điện nước.


Cũng vì muốn nhận được nhiều tiền bồi thường hơn nên chủ căn nhà trong bức ảnh này cũng không chịu di dời. Ảnh chụp tại Trùng Khánh vào năm 2009.


Một căn nhà vẫn đứng trơ trọi giữa khu vực được giải tỏa để xây dựng chung cư tại Quảng Châu, Quảng Đông vào năm 2007. 


1 năm sau đó, tức là vào ngày 8/1/2008, căn nhà mới bị phá bỏ. Mặc dù đã đâm đơn kiện để xin được số tiền bồi thường cao hơn thế nhưng không thành. Khu đất này được sử dụng để xây dựng 1 khu chung cư cao tầng.


Một căn nhà trơ trọi giữa quảng trường, đối diện khu trung tâm mua sắm ở Hồ Nam vào năm 2007.


Chủ nhà Zhao Xing (58 tuổi) đang lấy nước cạnh ngôi nhà trơ trọi giữa khu công trường xây dựng ở Côn Minh, Vân Nam vào ngày 30/10/2010. Ông kiên quyết không bỏ đi ngôi nhà của mình dù không có điện nước bởi số tiền đền bù không thỏa đáng.


Một căn nhà kỳ lạ khác ở Tương Dương, Hồ Bắc vào năm 2013. 


Năm 2012, ông Luo Baogen cùng vợ khăng khăng sống trong căn nhà đã hỏng một nửa ngay giữa tuyến đường cao tốc tại thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bởi họ cho rằng số tiền đền bù của chính phủ chưa thực sự thỏa đáng và hợp lý. Chủ căn nhà, 46 tuổi, cho biết "Họ không bồi thường số tiền hợp lý để chúng tôi có thể  di dời, bởi vậy, chúng tôi vẫn ở đây." Và thay vì lo lắng cho tai nạn giao thông khi tuyến đường được đưa vào hoạt động, ông lại cho biết "Đó là 1 cơ hội tốt. Chúng tôi có thể mở 1 cửa hàng dưới tầng trệt."


Sau khi nhận được số tiền đền bù 40.000USD, vợ chồng ông Luo Baogen mới đồng ý dỡ bỏ căn nhà.

(Nguồn: The Atlantic)