Sân bay Jaisalmer nằm ở một thành phố hẻo lánh của Ấn Độ, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cho hàng trăm triệu hành khách mỗi năm và đã hoàn thành cách đây 3 năm với vốn đầu tư lên đến 17 triệu USD (374 tỷ đồng). Tuy nhiên, sân bay này vẫn đang bị bỏ hoang và chưa có cơ hội chào đón bất cứ hành khách nào khiến toàn bộ trang thiết bị tại đây bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và phủ màu thời gian: Những dãy ghế ở sảnh chờ bị bao trùm bởi một lớp bụi dày, những bức tường bắt đầu loang lổ vết ẩm mốc, chim bồ câu thi nhau làm tổ trên mái, còn xác động vật chết thì rải rác khắp nơi.
Từ năm 2009, Ấn Độ đã bỏ ra hơn 50 triệu đô la mỹ để xây dựng 8 sân bay bỏ hoang Có thể nói, Jaisalmer chính là ván bài thất bại của chính phủ Ấn Độ trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch hàng không tại quốc gia này. Trên thực tế, những băng tải hành lý tại sân bay chưa bao giờ được sử dụng, quầy check-in thì luôn đóng cửa và sảnh chờ VIP vẫn ngày ngày chìm trong bóng tối. Thậm chí, kiến trúc sư trưởng của sân bay từng nói rằng “Bạn không nên tới đây một mình vì cái sân bay này trông rất đáng sợ”.
Tuy nhiên, các hãng hàng không lớn ở Ấn Độ lại phản bác luận điểm trên của ông SK Singh và khẳng định rằng, họ không có bất cứ kế hoạch nào để phát triển những chuyến bay tại khu vực này do số lượng hành khách không lớn. Và dĩ nhiên, Jaisalmer không phải sân bay duy nhất bị bỏ hoang tại Ấn Độ. Từ năm 2009, quốc gia này đã bỏ ra trên 50 triệu đô la mỹ để xây dựng 8 sân bay khác nhau, nhưng tới nay vẫn chưa nhận được bất cứ một chuyến bay nào. Chúng chính là biểu tượng thất bại của Thủ tướng Ấn Độ trong việc xây dựng cơ sơ hạ tầng để phát triển kinh tế. Điều này cũng từng xảy ra ở Trung Quốc với hàng loạt sân bay bị bỏ hoang trong thời gian dài.
Với kế hoạch xây dựng tới 200 sân bay kiểu như vậy, chính phủ Ấn Độ cho rằng việc làm này nhằm thúc đẩy giao thông bằng hàng không, kết nối những khu vực xa xôi và phát triển kinh tế quốc gia. Nhưng trên thực tế thì dự án đó là để phục vụ cho những lãnh đạo quyền lực tại các khu vực và được xây dựng không có kế hoạch thống nhất nào cả.
Tuy nhận nhiều chỉ trích, nhưng Thủ tướng Ấn Độ vẫn tiếp tục đề nghị khoản tiền hơn 400 triệu đô la mỹ để xây dựng thêm 4 sân bay mới tại tỉnh nghèo khó Bilhar - nơi sẽ diễn ra bầu cử trong năm nay.
Những hình ảnh bên trong sân bay hoang tàn giá trị 17 triệu USD của Ấn Độ:
Sân bay bỏ hoang Jaisalmer có thể đáp ứng được 300.000 nghìn hành khách mỗi năm nhưng đến nay vẫn chưa có cơ hội đón tiếp bất cứ hành khách nào
Được xây dựng xong cách đây 3 năm với mức đầu tư lên tới 17 triệu đô la mỹ nhưng sân bay này vẫn đang bị bỏ hoang
Những dãy ghế tại sảnh chờ đã bị phủ kín bởi những lớp bụi dày
Cổng sân bay lúc nào cũng trong trạng thái “cửa đóng then cài”
SK Singh - lãnh đạo ngành hàng không địa phương vẫn tiếp tục bảo vệ dự án này và cho rằng Jaisalmer đang có ngành du lịch rất phát triển trong khi sân bay gần nhất cách nơi này hơn 200km
Sảnh chờ VIP đang chìm trong bóng tối
Sân bay được thiết kế với hai băng tải hành lí nhưng hiện tại đang bị bụi phủ kín
Jaisemer nổi tiếng với lâu đài bằng cát màu khổng lồ được xây dựng từ thế kỷ 12 và sân bay đang hoạt động gần nhất cách đó tận 200km
Bồn rửa mặt ở nhà vệ sinh bắt đầu ố màu
Xương động vật chết nằm rải rác xung quanh sân bay
Sân bay được thiết kế hiện đại với hệ thống pin năng lượng mặt trời
Những sân bay bỏ hoang này đã đánh dấu sự thất bại của Thủ tướng Ấn Độ trong nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế
Những sân bay bỏ hoang lâu năm cũng xuất hiện rất nhiều ở Trung Quốc và Tây Ban Nha
Những hành khách duy nhất của sân bay là vài người lao công và bảo vệ được thuê đến để trông coi nơi này
Dãy ghế chờ tại sảnh chính phủ kín bụi
Chó, mèo chính là những vị khách thường xuyên của sân bay
Mọi thứ tại đây đều trở nên hoang tàn sau nhiều năm bị bỏ hoang
Không một bóng người tại khu vực sảnh chính