Đôi mắt hấp hối- Cô bé người Colombia Omayra Sanchez, 13 tuổi, chết trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 1985. Trong bức ảnh Sanchez bị kẹt dưới đống đổ nát của căn nhà trong 3 ngày trước khi lìa đời. Nhiều nhà báo đã chứng kiến quá trình thay đổi tâm lý của Sanchez lúc ấy, từ sự thanh thản bình tĩnh sang sự quằn quại đau đớn khi phải đối mặt với tử thần.
Đôi mắt ghét bỏ- Đó là Elizabeth Ann Eckford, một trong 9 học sinh người Mỹ gốc Phi theo học tại trường trung học Little Rock năm 1957. Cô bị một đám người da trắng đi theo chửi rủa, xúc phạm kì thị sắc tộc.
Đôi mắt căm thù- Trong ảnh là Joseph Goebbels. Trước khi biết được nhiếp ảnh gia Eisenstaedt, người chụp bức ảnh này là một người Do Thái. Joseph đã biểu lộ sự thù địch rõ rệt ngay trước ống kính.
Đôi mắt bừng tỉnh- Harold Whittles bẩm sinh đã bị điếc, và đây là khoảnh khắc khi em lần đầu tiên được nghe thấy âm thanh cuộc sống từ thiết bị trợ thính.
Đôi mắt của nạn nhân vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima. Cô bé này là một người may mắn sống sót sau vụ Mỹ thả bom xuống thành phố Hiroshima, tuy nhiên cô bị bỏng nặng toàn thân và mất đi thị giác.
Đôi mắt của sự mệt mỏi- Đây là ánh nhìn mang tính ám ảnh của một tù nhân chiến tranh người Mỹ sau khi được quân đồng minh trao trả tự do tại Limburg, Đức trong năm 1945.
Đôi mắt của một tuổi thơ bị đánh cắp- Trong ảnh là một chiến binh phe nổi loạn tại Syria. Em mới chỉ 8 tuổi nhưng đã biết cầm súng AK47 và hút thuốc lá. Sâu thẳm trong mắt em có lẽ là sự gào thét của một đứa trẻ bị tước đi những tháng ngày ngây ngô nhất.
Đôi mắt của lòng dũng cảm- Cô gái Bibi Asha, 18 tuổi bị cha mình gả cho một tay súng Taliban khi chỉ mới 14 tuổi để đền bù cho tội giết người của một thành viên trong gia đình. Trong vòng 4 năm cố gắng trốn chạy, Asha đã phải trải qua nhiều sự hành hạ tra tấn, sau đó bị cảnh sát bắt lại và trao trả cho gia đình nhà chồng. Cha chồng, chồng và 3 thành viên nhà chồng khác đã trừng phạt cô gái bằng cách cắt mũi, cắt tai, để mặc Asha đến chết. Sau đó Asha được giải cứu bởi nhân viên cứu hộ và quân đội Mỹ.
Tấm ảnh "Cậu bé với đôi mắt Sapphire" này bị cáo buộc là đã qua chỉnh sửa Photoshop, tuy nhiên tác giả của bức ảnh, nhiếp ảnh gia Vanessa Bristow đã chứng minh được bức hình là có thật thông qua nhiều góc chụp khác. Nhiều nhà khoa học cho rằng đôi mắt của cậu bé là do chứng bạch tạng tại mắt gây ra.
Đôi mắt điên dại- Người chiến binh này bị sốc do bom đạn nổ liên tiếp gây chấn thương thần kinh dẫn đến mất trí, mất ngủ, mất khả năng nói chuyện hay đi lại. Bức ảnh được chụp vào năm 1916 trong Chiến dịch Courcelette, Pháp.
Đôi mắt sợ hãi- Chàng lính 15 tuổi người Đức Hans Georg Henke bị bắt gặp đang khóc nức nở sau khi bị lính Mỹ bắt giữ tại Reichenbach, Đức trong năm 1945. Cậu bé tham gia lực lượng không quân Đức Luftwaffe để nuôi sống bản thân sau khi bố mẹ qua đời.
Đôi mắt cam chịu- "Người Do thái cuối cùng tại Vinnitsa đang quỳ gối trước họng súng của lính Đức trong một buổi tàn sát tập thể tại Vinnitsa, Ukraine trong năm 1941. Trong cuộc thảm sát này, 28.000 người Do thái đã thiệt mạng
Đôi mắt khuây khỏa- Một bác sĩ phẫu thuật thở phào nhẹ nhõm sau cuộc đại phẫu ghép tim dài 23 tiếng đã thành công. Một người trợ lý của anh ngủ gục ngay tại góc phòng phẫu thuật.
Đôi mắt khám phá- Anna Fisher là người phụ nữ đầu tiên được bước vào vũ trụ trong năm 1985.
Đôi mắt của hòa bình- Chàng quân nhân vô danh thuộc Lữ đoàn dù số 173 trong trận chiến tại miền nam Việt Nam trong năm 1965. Chính ánh mắt trong veo của anh đã nói lên tất cả: "Chiến tranh là địa ngục".
Đôi mắt của sự tò mò- Nhóm nam giới lần đầu tiên được hướng dẫn cách sử dụng bao cao su tại Papua, Indonesia.
Đôi mắt cầu xin- Một nhóm những người vô gia cư đang giơ tay đón nhận phần thức ăn miễn phí của một tổ chức nhân đạo tại New Delhi, Ấn Độ.
Đôi mắt tiếc thương- Cậu bé 12 tuổi người Brazil Diego Frazao Torquato chơi vĩ cầm trong lễ tang tiễn đưa người thầy của cậu. Được biết chính người thầy quá cố đã giúp em vượt qua khỏi sự tàn khốc của bạo lực và đói nghèo thông qua âm nhạc.
Đôi mắt của sự mỏi mệt- Hạ sĩ Antonio Metruccio tỏ rõ sự mệt mỏi sau một cuộc đấu súng kéo dài đến 72 tiếng đồng hồ không nghỉ.