13. Tunisia
Tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp năm 2014: 40.7%
Tỷ lệ dân số 15-24 tuổi: 15.53%
Ủy ban đối ngoại quốc gia của Tunisia đã góp công lớn đưa đất nước này ra khỏi vòng xoáy của chiến tranh Ả Rập, thậm chí cũng đã nhận được giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực ấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỷ lệ người trẻ tuổi tại đây không có công ăn việc làm vẫn dừng lại ở con số khá lớn và vẫn đang có dấu hiệu tệ hơn.
Một số nhà điều tra cho biết, số người trẻ thất nghiệp này hiện đang rơi vào tầm ngắm tuyển mộ của những phần tử quá khích.
12. Swaziland
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2014: 44%
Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-24: 22.26%
Quốc gia này nằm trong số ít những nước theo thể thức chính trị Quần chủ chuyên chế còn lại trên thế giới. Từ năm 1986 tới nay, Swaziland nằm dưới sự cai trị của vua Mswati III, và trong những năm gần đây, rất nhiều người đã mất việc làm do sự giảm sút của ngành công nghiệp may mặc và xuất khẩu đường mía.
Việc thanh niên không có việc làm không chỉ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Swaziland mà còn là một hiểm họa về xã hội cũng như chính trị, văn hóa.
11. Mauritania
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 44.9%
Tỷ lệ dân số 14-25 tuổi: 19.9%
Đây là quốc gia đi đầu về xuất khẩu quặng sắt cũng như có rất nhiều tiềm năng khai thác vàng, đồng. Bên cạnh đó, Mauritania còn đang chập chững trong ngành dầu mỏ và có trữ lượng khí gas tự nhiên khá lớn. Những tưởng với điều kiện tài nguyên phong phú như vậy, chuyện thất nghiệp tại đây sẽ khá xa vời.
Thế nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn còn khá cao, cũng như thiếu nhân lực về các ngành quản trị, chính phủ cũng không được ổn định đã khiến nước này không thể tạo điều kiện tốt nhất cho thị trường việc làm.
10. Serbia
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 46.6%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 11.46%
Serbia vẫn đang nỗ lực không ngừng để nhận được một vị trí trong EU, nhưng với những gì đang xảy ra ở đất nước này, có lẽ Serbia nên giải quyết sớm vấn đề thất nghiệp nếu như không muốn tuột mất cơ hội vàng.
Các lao động già ở đây thường được hưởng chế độ làm việc toàn thời gian với hợp đồng lao động vô thời hạn. Trong lúc ấy, lao động trẻ buộc phải chấp nhận các công việc bán thời gian, hợp đồng có thời hạn, luôn là đối tượng "ưu tiên" trong các cuộc cắt giảm nhân sự.
9. Croatia
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 49.5%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 11.92%
Trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, Croatia luôn có phong độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Đáng buồn là sau cú shock này, quốc gia Châu Âu vẫn chưa thể lấy lại dáng dấp năm nào. Nhất là sau sự kiện Hungary đóng cửa biên giới, người tị nạn lại tràn sang các nước vùng Balkan, trong đó có Croatia, khiến gánh nặng kinh tế đè lên cổ các nước này lại càng nặng nề hơn.
8. Nam Phi
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 52.9%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 18.52%
Cứ mỗi năm, chỉ có khoảng 15% số sinh viên cao đẳng, đại học ở Nam Phi nhận được tấm bằng tốt nghiệp. Số còn lại phần lớn đều bỏ học giữa chừng vì không đủ khả năng chi trả học phí đắt đỏ, nhất là số sinh viên ở cộng đồng người da đen. Kết quả, những sinh viên bỏ học lại không đủ kỹ năng và điều kiện để nhận được công việc trong thị trường lao động.
Tương tự, một số nước Châu Âu và cả các vùng hẻo lánh của Pháp cũng không thoát khỏi căn bệnh xã hội trầm kha này. Trong đó, các đảo của Pháp chiếm số đông những nước có thanh niên "vô công rồi nghề" nhiều nhất.
7. Macedonia: 54.32%
6. Đảo Réunion, Pháp: 54.41%
5. Đảo Martinique, Pháp: 54.7%
4. Đảo Guadeloupe, Pháp: 55.1%
3. Tây Ban Nha
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 58.2%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 9.56%
Xứ sở bò tót không những có số lượng người trẻ thất nghiệp nhiều mà còn có tỷ lệ bỏ học cao nhất ở Châu Âu. Đã từng có thời các thanh niên ở đây liên tục bỏ học để đầu quân vào các công trường xây dựng với mức lương vô cùng hấp dẫn, thế nhưng đến khi làn sóng xây dựng trôi qua rồi, chỉ còn lại một lố lao động độ tuổi 20 thiếu kỹ năng và kiến thức, không thể kiếm được việc làm ổn định.
2. Bosnia và Herzegovina
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 60.2%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 12.36%
Những công việc tại các công ty tư nhân tại đây thường trả lương tháng rất thấp hoặc điều kiện lao động không đảm bảo an toàn, người lao động còn bị bóc lột tàn nhẫn. Bởi nhu cầu việc làm là rất lớn, các nhà tuyển dụng luôn có những biện pháp cắt giảm nhân công nhàn rỗi để thay thế bằng thợ mới hơn. Bosnia cũng là quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám rất cao do nhân tài không được trọng dụng, ưu đãi.
Cùng với các nước vùng Balkan, tình trạng dân tị nạn ồ ạt tiến vào cũng là nguyên nhân gây nên khủng hoảng việc làm tại đây.
1. Hy Lạp
Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp năm 2014: 64.8%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 14-25: 9.72%
Hy Lạp đang trải qua tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề với tỷ lệ lạm phát đã lên đến mức báo động. Rất tiếc cho các sinh viên tốt nghiệp ở đây, quá nhiều công ty phá sản, nợ nần đã không thể cung cấp việc làm cho người trẻ tại Hy Lạp. Theo thống kê, một nửa dân số độ tuổi 25-34 hiện đang phải ở nhà và rất nhiều trong số đó gặp khó khăn trong quá trình tìm việc.