Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: "Kill them with kindness" là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng!

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 05/11/2019

Chưa bao giờ bắt nạt online lại trở nên phổ biến và dễ dàng như thế. Một tin nhắn dằn mặt, một comment công kích, một status đăng ảnh nóng… đều chỉ mất vài giây đăng tải nhưng kết quả của nó là vết cứa hằn mãi trong lòng những nạn nhân bị bắt nạt.

Lướt một vòng mạng xã hội, không khó để nhìn thấy những bình luận công kích, xúc phạm từ những nhân vật giấu mặt ngồi sau máy tính. Họ công kích mọi chủ đề, từ ngoại hình cho đến tính cách, từ học vấn cho đến những chuyện nhỏ nhặt đời thường. Những câu chuyện tầm phào chẳng ai để ý, chỉ có những kẻ "đao phủ online" tự cho mình cái quyền phán xét đời tư người khác mượn cớ để bới móc rồi lăng mạ nạn nhân.

Và chắc hẳn hơn ai hết, người hiểu rõ "bóng ma vô hình" của nạn bắt nạt online (cyber bully) bao trùm lên học sinh chính là những người giáo viên. Được biết đến là thầy giáo dạy IELTS có tiếng, thầy Đặng Trần Tùng có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn trẻ và hiểu được bạo lực học đường không chỉ giới hạn bằng những lần đánh nhau qua lại. Nhiều khi, những tổn thương về mặt tâm lý còn khó chữa lành hơn nỗi đau về mặt thể xác. Những đêm lo lắng suy nghĩ, số ca mắc bệnh trầm cảm của những đứa trẻ vị thành niên gia tăng quả nhiên không phải không có lý do. Lắng nghe lời chia sẻ của thầy Tùng mới thấy, cyber bully học đường diễn biến khó lường hơn chúng ta tưởng.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 1.

Lắng nghe lời chia sẻ của thầy Đặng Trần Tùng mới thấy, cyber bully học đường diễn biến khó lường hơn chúng ta tưởng.

Ai cũng từng là học sinh và chịu cảnh bắt nạt online

"Trước khi là thầy giáo, mình cũng từng là học sinh và từ lúc đi học tới lúc đi dạy mình đã chứng kiến rất nhiều bạn bị công kích online. Hồi mình đi học, mình thấy có nhiều bạn bị công kích vì giới tính của họ. Còn ngày nay, thay vào đó, con người bị đánh giá về vẻ bề ngoài nhều hơn. Có lẽ vì sự phổ biến của MXH mà rất nhiều người có chung một tiêu chuẩn "cái đẹp", và những ai không đạt tiêu chuẩn đó đều bị đem ra phán xét, hoặc chính họ cũng đi phán xét và "dìm" người khác để cảm thấy tốt hơn về chính mình".

Nếu ngày xưa, việc bắt nạt dừng ở việc đánh đấm nhau ngoài đời thì giờ đây những kẻ bắt nạt đã đổi "đại bản doanh" lên MXH. Bởi chẳng có tòa án nào bắt bạn chỉ vì lời chửi ai đó trên mạng, cũng chẳng có bộ luật nào cấm bạn không được phàn nàn lối sống cá nhân. Một tin nhắn dằn mặt, một comment công kích, một status đăng ảnh nóng… đều chỉ mất vài giây enter nhưng người xem đủ biết mình đang bị soi mói hay chỉ trích như thế nào. Ước gì, những điều đó được thay bằng các lời góp ý đầy thiện chí thì chúng ta đã không mong muốn ném điện thoại và biến mất khỏi thế giới này.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 2.

"Sự tự do và mạng Internet khiến cho việc bắt nạt trên mạng trở nên rất dễ dàng. Luật bảo vệ con người bởi những lời lẽ xúc phạm cũng khá lỏng lẻo, khiến cá nhân bắt nạt người khác thấy hành động của mình không thể bị trừng phạt. Tư duy đám đông cũng dễ khiến con người hùa theo những đả kích một cách thiếu suy nghĩ, mà đôi khi chính họ cũng không nỡ buông ra những lời ác ý như vậy".

Thước đo của người trẻ giờ đây là những cái like trên mạng xã hội. Post của bạn được nhiều like chứng tỏ lời nói của bạn là hợp lý, trang FB nhiều lượt follow thì chắc hẳn bạn là người có sức ảnh hưởng. MXH còn là nơi công khai, không chửi thẳng mặt thì nhắn tin qua FB, không làm được gì thì report trang cá nhân. Dù cho những nỗ lực của các nhà sáng lập MXH cố gắng tạo nên một không gian thân thiện nhưng thông tin rác vẫn tràn lan. Hôm trước thấy một bạn học sinh vì lời miệt thị giới tính mà trở nên trầm cảm, hôm nay lại thấy ai đó tự tử vì bị tung ảnh nóng. Có học sinh đã gửi mãi xuân xanh ở tuổi 18, vì những lời cay nghiệt của người đời.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 3.

5 giây bâng quơ - Hàng giờ trăn trở

Người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vấn nạn bắt nạt online, không ai khác chính là người trẻ. Họ luôn cho mình sự tự tin tối cao, vì cho rằng những tổn thương hữu hình và tức thời chẳng có gì nghiêm trọng. Nhưng họ cũng chỉ là những người trẻ vẫn cần sự công nhận về những giá trị ảo lẫn thực mà họ đang cố gắng xây dựng. Những bình luận bâng quơ gõ vội trong vài giây tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến nhiều bạn trẻ phải trăn trở, dằn vặt suy nghĩ hàng giờ liền. "Tôi đọc một bình luận ác ý trong 5 giây, nghĩ đến trong 5 giờ hoặc có khi là 5 ngày sau đó". Đến cả chàng rapper mạnh mẽ RM cũng từng phải thốt ra lời cay đắng như vậy thì tôi tin, chẳng có người trẻ nào lại không gục ngã trước miệng đời cay độc.

Nhiều khi, những tổn thương về mặt tâm lý còn khó chữa lành hơn nỗi đau về mặt thể xác. Như thầy Đặng Trần Tùng từng có thời gian suy nghĩ rất nhiều khi nhận phải những bình luận chê trách cân nặng. Thầy từng nặng đến hơn 100 kg khi phải làm việc quá căng thẳng, tối hay đi làm về muộn. Hai vợ chồng thường rủ nhau ăn đêm mà cả ngày đi làm đã không gặp nhau nên thầy cũng không thể từ chối bữa ăn cùng vợ. "Có ai muốn phấn đấu để nặng như vậy đâu nhưng vì miệng đời mình vẫn quyết tâm giảm cân cho bằng được. Những người dạy IELTS như mình đều có sự đầu tư không nhỏ về thời gian và tiền bạc, đều tiếp nhận những ý kiến khen chê để còn thay đổi. Vậy nên khi nhận những bình luận ác ý ngoại hình chắc chắn không phải một cảm giác dễ chịu gì", thầy Tùng tâm sự.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 4.

Thánh nhạc số IU từng dành vài câu hát cho antifan: "Dạo này người ta đang bàn tán gì về tôi nhỉ? Hôm nay tôi được chấm bao nhiêu điểm đấy? Tâm điểm dư luận bỗng hướng về tôi. Soi mói và soi mói. Ghen tị và ghen tị". IU từng bị coi là kẻ ác trong chuyện tình với bạn trai Eunhyuk, từng bị chửi oan vì thái độ vô ơn và cả những lý do trên trời như không quan tâm đến Sulli dù cho IU vẫn luôn túc trực bên người bạn thân trong những giây phút cuối đời. Vài giây bình luận chửi đưa tiếng xấu IU đi xa nhưng đổi lại hàng giờ cô nàng ngồi thanh minh trước báo chí. Và không chỉ IU mà biết bao người nổi tiếng cũng chịu chung cảnh như vậy. Quả là miệng đời quá cay độc. Có cô gái là Sulli đã từng phải gồng mình để chứng tỏ: "Tôi ổn, tôi có thể chống lại tất cả", để rồi phải gục ngã trong cô đơn...

Nhưng đáng sợ hơn cả, bắt nạt trên mạng không kết thúc khi bạn tắt điện thoại hay chặn tin nhắn. Sự thật đã được phóng đại, đã được mạng xã hội hằn ghi và vẫn cứ ở đó mãi mãi. "Buồn khủng khiếp! Mình từng thấy nhiều em học sinh chán nản, không muốn tới lớp, nghi ngờ tầm quan trọng của mình đến với nhiều người. Các em dần trở thu mình thậm chí trở nên bạo lực, phản ứng lại tấn công người khác. Mỗi người chúng ta hãy quan tâm hơn tới những người xung quanh, vì sự thờ ơ đôi khi cũng có thể làm ai đó tổn thương rất nhiều". Thầy Tùng chia sẻ thêm

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 5.

Đẩy lùi "đao phủ mạng" không phải cuộc chiến của riêng ai

Chúng ta cảm nhận những niềm vui dần tắt trong những người trẻ, những người vì lời nói miệt thị đã đánh mất đi bản ngã chính mình. Nhiều nạn nhân chỉ nhận được những câu động viên bâng quơ: "Mọi người đều có những góc tối trong đời cần che đậy, đừng suy nghĩ nhiều", "block tin nhắn là được", "tắt điện thoại đi"... Những câu nói khiến nạn nhân chìm dần trong sự an toàn giả tạo, chìm dần trong sự cô đơn lạnh nhạt để rồi đánh mất niềm tin vào chính bản thân.

Nhưng, bạn không hề đơn độc trong cuộc chiến chống lại những kẻ bắt nạt online. Nói chuyện với những người thân, nói chuyện với người ngoài cuộc đủ tỉnh táo để kéo bạn ra khỏi vũng bùn tiêu cực là cách tốt nhất để tự cứu chính mình. Có rất nhiều tổ chức, hội nhóm được thành lập để hỗ trợ người trẻ vượt qua cơn khủng hoảng này. Đừng sợ những cái quay lưng phớt lờ vì luôn có người sẵn sàng lắng nghe bạn nói, như chính chiến dịch Bye Bye Bully đang làm vì chính sự tồn tại của bạn thôi. Bởi, chúng ta không thể cứu ai đó nhưng chúng ta có thể yêu thương nhau.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 6.

"Mình sẽ không comment đôi co với họ, vì thứ nhất là cãi nhau chỉ tạo ra những mâu thuẫn to hơn. Trên mạng đã nhiều năng lượng tiêu cực rồi, mình cũng không cần phải góp thêm vào làm gì. Nếu mình thực sự muốn thay đổi hoặc thuyết phục người comment thay đổi suy nghĩ, mình sẽ gửi tin nhắn trực tiếp cho họ. Lý do thứ hai là khi mình nhảy vào tranh cãi hoặc phản bác, mình cảm thấy mình đã từ chối một cơ hội để cải thiện bản thân. Mình nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào các bình luận ác ý, tìm hiểu ngọn ngành của chúng và hi vọng là rút ra được kinh nghiệm cho bản nhân mình".

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 7.

"Nếu thắt chặt kiểm soát an ninh mạng thì có thể sẽ dẫn đến những vấn đề khác về quyền tự do cá nhân khá phức tạp. Không chỉ là những chiến dịch tuyên truyền, mà các thầy cô, các ban cán bộ trong trường nên có những buổi chia sẻ thân mật về những hậu quả của việc bắt nạt online, có dẫn chứng người thật việc thật. Bên cạnh đó, mình nghĩ nhà trường nên có những bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ các bạn học sinh và cho các bạn yên tâm rằng luôn có người lắng nghe và mong muốn giúp đỡ các bạn. Song hành với việc này có thể là các buổi workshop chia sẻ về cách động viên và giúp đỡ các nạn nhân của nạn bắt nạt online. Các bước này sẽ không chỉ nâng cao nhận thức về tình trạng bắt nạt online mà còn tạo nên sự gắn bó khăng khít giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với nhà trường, để chúng ta có thể đẩy lùi những năng lực tiêu cực trên mạng". Thầy Tùng chia sẻ thêm.

Còn đối với những kẻ bắt nạt người khác, đừng giữ lấy tiêu cực mà hãy cố tha thứ họ hết mức có thể. "Những cái tên các bạn gọi người khác và những lời lẽ độc ác bạn dành cho họ không những có thể "break" nạn nhân mà còn có thể giết chết họ. Nhưng chính những kẻ bắt nạt cũng có thể là những người đã từng bị tổn thương bởi chính nạn bắt nạt online. Vậy nên hãy "kill them with kindness", người ta càng công kích thì mình càng nên rộng lượng và tha thứ. Làm như vậy sẽ cho đi một phần giận dữ và đau đớn của chính bản thân mình".

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 8.

Bye Bye Bully (#byebyebully) là một campaign được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ về vấn nạn bắt nạt online (cyber bully). Cho dù có là nạn nhân hay là một kẻ bắt nạt ẩn sau màn hình máy tính đang chật vật tìm cách quay đầu đi chăng nữa thì tại đây, bạn đều sẽ được lắng nghe và nhận được sự giúp đỡ.

Thầy giáo IELTS 9.0 Đặng Trần Tùng nói về bắt nạt online: Kill them with kidness là cách “trả thù” hiệu quả nhất cho những kẻ đao phủ mạng! - Ảnh 10.