Làm thế nào để hóa giải năng lượng tiêu cực của trẻ?

Ứng Hà Chi, Theo Phụ nữ Việt Nam 17:49 26/03/2023

Cha mẹ có thể giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc xấu bằng những cách đơn giản sau đây.

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ đều tồn tại những cảm xúc tiêu cực riêng. Trẻ thường dễ bị tác động bởi một câu nói, hành động xung quanh, hoặc có tâm trạng thất thường, nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực như: Lo lắng, căng thẳng, tức giận,…

Trước hết, những cảm xúc này là phản ứng tâm lý tự bảo vệ bình thường của con người khi gặp sự cố. Tuy nhiên, những đứa trẻ không thể điều chỉnh cảm xúc có thể dẫn đến tự kỷ, trầm cảm. Trong khi đó, trẻ biết cách giải phóng năng lượng tiêu cực, quản lý cảm xúc sẽ khiến bản thân tự tin, lạc quan hơn. Nhờ đó, trẻ dễ dàng đạt được thành công, phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn thể chất.

Vậy đâu là cách chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực? Nhiều phụ huynh cảm thấy đây là vấn đề khó nhằn nhưng thực ra nếu biết cách sẽ rất đơn giản. Dưới đây là 3 mẹo mà cha mẹ có thể giúp con cải thiện.

1. Tạo 2 mảnh giấy là "điểm mạnh" và "thay đổi" mỗi tuần

Khi lo lắng và hoảng sợ, trẻ chắc chắn xuất hiện sự mặc cảm. Lúc này, việc đầu tiên và dễ dàng nhất mà cha mẹ nên làm đưa ra gợi ý tích cực. Bạn có thể sử dụng những lời động viên như: "Mẹ tin con nhất định sẽ vượt qua khó khăn này", "Bài thi sau, con sẽ làm tốt hơn",… Ngôn ngữ tích cực có thể mang lại những suy nghĩ tích cực. Từ đó tiếp thêm sức mạnh khiến bản thân lạc quan, dũng cảm hơn.

Làm thế nào để hóa giải năng lượng tiêu cực của trẻ? - Ảnh 1.

Gợi ý tâm lý tích cực là một phương pháp can thiệp tâm lý dựa trên lý thuyết tâm lý học tích cực. Nhà tâm lý học Rosenthal từng thực hiện nghiên cứu sau: Ông đến một trường tiểu học, chọn 3 lớp học bất kỳ, trong mỗi lớp lại chọn những đứa trẻ được cho là triển vọng theo đánh giá của giáo viên. Tìm hiểu kỹ, ông Rosenthal nhận thấy đây đều là trẻ thường được cha mẹ dành lời khen ngợi hằng ngày.

Trước lợi ích to lớn của lời khen, cha mẹ có thể giúp trẻ tự tin bằng việc tạo 2 mảnh giấy "điểm mạnh" và "thay đổi" mỗi tuần. Tờ giấy "điểm mạnh" ghi lại những điều nổi bật hay thành tích đạt được nhằm khẳng định giá trị bản thân. Từ đó đánh thức cảm xúc tích cực.

Còn với tờ giấy "thay đổi", trẻ cần ghi những lỗi sai và cách khắc phục. Gặp khó khăn hay thất bại là điều bình thường trong cuộc sống. Người sống tiêu cực sẽ bỏ cuộc, còn người tích cực sẽ luôn tìm cách vượt qua. Chìa khóa của vấn đề này là phục hồi tâm lý để nâng cao cảm giác hạnh phúc.

2. Tạo "hũ may mắn"

Hiệu ứng Barnum trong tâm lý học chỉ ra rằng, nếu tin vào điều gì đó, con người có xu hướng thu thập mọi thông tin hỗ trợ bản thân và tìm kiếm sự logic khiến nó phù hợp với giả định.

Vì thế, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tạo "hũ may mắn" bằng cách thu thập những điều may mắn nhỏ trong tháng. Hãy viết những dòng suy nghĩ, gọi tên cảm xúc hạnh phúc của mình ra một tờ giấy nhỏ rồi cho vào một chiếc hũ. Chẳng hạn như: "Hôm nay tôi được cô giáo khen", "Người bạn cùng lớp đã cho tôi mượn bút trong giờ kiểm tra",…

"Hũ may mắn" giống như chiếc bình năng lượng ngày càng tích lũy, không ngừng tiếp thêm sức mạnh cho trẻ trong quá trình khôn lớn.

Làm thế nào để hóa giải năng lượng tiêu cực của trẻ? - Ảnh 2.

"Hũ may mắn" sẽ giúp trẻ luôn phấn khởi, lạc quan. (Ảnh minh họa)

3. Thành lập "tạp hóa không lo lắng"

Nhiều đứa trẻ có thói quen chôn chặt mọi khó khăn, bức xúc vào lòng. Nhưng cách làm này khiến cảm xúc giống như trái bóng bay có thể nổ tung bất cứ khi nào.

Để khuyến khích trẻ chủ động bộc bạch những lo lắng, phiền muộn, cha mẹ có thể thành lập "tạp hóa không lo lắng" để tư vấn tâm lý cho trẻ. Cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyến khích trẻ nói ra những băn khoăn, rắc rối. Trẻ cũng cần nói ra vấn đề đang vướng mắc, không được che giấu hay phóng đại chúng. Nếu không, vấn đề sẽ không được giải quyết mà còn nảy sinh mâu thuẫn mới. Khi trao đổi với trẻ, cha mẹ cần chọn địa điểm yên tĩnh để tránh bị quấy rầy.