Cậu bé thần đồng người Mỹ gốc Ấn Độ - Tanishq Abraham vừa tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học California, Davis (UC Davis), chuyên ngành kỹ thuật y sinh.
Ở lứa tuổi 15, thành tích này của Tanishq Abraham là một điều rất đáng để ngưỡng mộ, không phải ai cũng có khả năng làm được.
Cậu bé cho biết: "Em cảm thấy rất hạnh phúc, phấn khởi và tự hào về những thành tích của mình". Taji và Bijou Abraham, bố mẹ của cậu bé thần đồng này cho biết, con trai có rất nhiều đam mê và họ phải cố gắng để theo kịp. Họ đều là người ở Kerala (Ấn Độ) chuyển đến Mỹ sinh sống.
15 tuổi, Tanishq Abraham tốt nghiệp Đại học California, Davis (Mỹ)
Trước đó, năm 12 tuổi, sau khi lấy được 3 văn bằng từ trường cao đẳng cộng đồng, Tanishq Abraham được nhận vào 2 đại học danh tiếng là Đại học California (UC) là UC Davis và UC Santa Cruz. Cậu cũng đã vinh dự nhận thư chúc mừng từ Tổng thống Obama.
Năm lên 7, Tanishq Abraham theo học bán thời gian tại cao đẳng cộng đồng American River College ở Sacramento khi mới lên bảy.
Năm 11 tuổi, Tanishq Abraham trở thành người trẻ tuổi nhất tốt nghiệp tại cao đẳng cộng đồng American River College, lấy bằng liên kết ở ba chuyên ngành: Toán và Khoa học Vật lý, Khoa học tổng hợp và Nghiên cứu ngôn ngữ.
Năm 10 tuổi, Tanishq đã nhận được bằng tốt nghiệp phổ thông.
Năm 9 tuổi, Tanishq trở thành cây bút quen thuộc của những bài viết khoa học đăng tải trên trang web Khoa học về Mặt trăng của NASA và cũng là diễn giả trẻ tuổi nhất được thuyết trình trong một hội thảo của NASA vào tháng 7 năm 2012.
Tanishq luôn khao khát tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề phức tạp. Cậu đã thiết kế dụng cụ đo nhịp tim của bệnh nhân bỏng mà không phải chạm vào họ.
Tanishq đã tham gia vào IQ Mensa, tổ chức dành cho những người có chỉ số IQ cao, khi mới 4 tuổi.
Hiện tại, Tanishq đã được chấp nhận vào chương trình sau đại học của UC Davis. Cậu dự kiến lấy bằng bác sĩ y khoa trong vòng 4-5 năm tới.
Khi được hỏi về dự định tiếp theo, cậu bé nói: "Cháu muốn làm bác sĩ nhưng cũng muốn trở thành nhà nghiên cứu Y khoa hoặc Tổng thống Mỹ và giành giải Nobel".
"Khi nghĩ về một thiên tài, bạn hay nghĩ về một nhà khoa học khùng điên", Tanishq chia sẻ