Thắc mắc bản thân cố gắng bao nhiêu vẫn không có tiền, câu chuyện "thợ săn và con khỉ" sẽ cho bạn đáp án sau 0,3 giây

Diệp Nguyễn, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 05:43 15/11/2021

Đối với thắc mắc này, bạn đã bao giờ đi tìm lời giải đáp chưa?

Trên thế giới này, có rất nhiều người muốn giàu có, nhưng rất ít người có thể thực sự trở nên giàu có. Vậy tại sao người nghèo không thể kiếm tiền? Người nghèo thường có những điểm yếu khó xoay chuyển tình thế nhưng không sửa đổi, và họ sẽ chỉ ngày càng nghèo đi mà thôi.

Hãy cùng nhìn lại câu chuyện của "người đi săn và con khỉ" này, để hiểu được những điểm yếu cụ thể của người nghèo.

Thắc mắc bản thân cố gắng bao nhiêu vẫn không có tiền, câu chuyện thợ săn và con khỉ sẽ cho bạn đáp án sau 0,3 giây - Ảnh 1.

Một ngày nọ, người thợ săn đến khu rừng bắt khỉ. Nhưng con khỉ rất khôn, người thợ săn đã thử nhiều cách nhưng không bắt được nó. Người thợ săn suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng đưa ra một kế hoạch thông minh.

Ngày hôm sau, người thợ săn tìm thấy một thân cây đã khô ở nơi khỉ thường lui tới, anh ta đục một lỗ nhỏ trên thân cây, kích thước vừa đủ để bàn tay con khỉ thò vào. Sau khi đục lỗ, người thợ săn cho nhiều hạt lạc mà khỉ thích ăn vào thân cây. Sau đó để thu hút lũ khỉ, anh ta còn rắc một ít hạt lạc xung quanh thân cây. Gài "bẫy" xong, người thợ săn tìm nơi ẩn nấp, thỉnh thoảng quan sát động tĩnh của khỉ.

Lúc này, con khỉ bị thu hút bởi những hạt lạc cạnh thân cây như dự đoán, nó nhìn quanh không thấy người đi săn nên hạ thấp cảnh giác và đi đến chỗ thân cây. Vừa lúc khỉ đang nhặt đậu phộng dưới đất, thấy trong hốc cây có nhiều đậu phộng, con khỉ thích thú thò tay vào nắm lấy một nắm đậu phộng, nhưng khi cho tay ra thì không thể nào cho ra được. Cái lỗ quá nhỏ. Trong tay nó lại là nắm lạc nên không thể nào thoát ra được.

Người thợ săn nhìn thấy cảnh này liền tiến lại gần xem. Thấy người thợ săn đến con khỉ như tuyệt vọng càng điên cuồng rút tay ra khỏi hốc cây, nhưng lỗ quá nhỏ nên không thể lấy tay ra được. Người thợ săn càng ép mạnh hơn, con khỉ bắt đầu trở nên nóng nảy, hét lên như điên dại, nhưng vẫn không thể thoát ra được.

Người thợ săn không tóm lấy con khỉ ngay, vì anh ta tò mò muốn biết khi nào con khỉ có thể cho tay ra ngoài. Mấy tiếng đồng hồ anh ta ngồi đợi, con khỉ cũng đã kiệt sức rồi. Thấy trời đã khuya, người thợ săn về nhà, anh quyết định không bắt con khỉ, hy vọng nó có thể tự trốn thoát.

Ngày hôm sau, người thợ săn lại vào rừng, muốn xem khỉ đã đi chưa, không ngờ nó vẫn còn ở đó. Do vùng vẫy liên tục nên cánh tay của khỉ đã bê bết máu. Người thợ săn rất ngạc nhiên và thắc mắc tại sao con khỉ không thể chui ra ngoài, anh ta nhìn vào bên trong thì thấy tay nó vẫn cầm chắc nắm đậu phộng không muốn buông nó ra. Sau đó, người thợ săn cố gắng đục cái lỗ to hơn để thả con khỉ đi. Mặc dù người thợ săn đã thả khỉ đi, nhưng anh ta đã có được một phương pháp săn rất hiệu quả, thử nhiều lần và đều thành công.

Thắc mắc bản thân cố gắng bao nhiêu vẫn không có tiền, câu chuyện thợ săn và con khỉ sẽ cho bạn đáp án sau 0,3 giây - Ảnh 2.

Đọc xong câu chuyện "người thợ săn và con khỉ" này, bạn đã có câu trả lời của mình chưa?

Trên thực tế, trong cuộc sống, nhiều người rất giống con khỉ này, đối mặt với tiền bạc, thường không thể chịu được sự cám dỗ, thường thấy nhất là khi đầu tư, chỉ nhìn thấy tiền có thể kiếm được bao nhiêu, bỏ qua những rủi ro rất lớn trong đóCuối cùng tự buộc bản thân vào khó khăn, không những không kiếm được tiền mà còn mất tiền. Như có câu: "Bọ ngựa bắt ve sầu, chim sẻ rình sau lưng". Cũng giống như trong truyện, người thợ săn dùng đậu phộng làm mồi nhử con khỉ. Đối mặt với hạt đậu phộng thơm ngon, con khỉ hoàn toàn thả lỏng cảnh giác đấy. Trong mắt nó chỉ có miếng mồi ngon béo bở, khi đến thân cây để nhặt đậu phộng đã rơi vào bẫy của người thợ săn.

Ngoài việc không chịu được sự cám dỗ của đồng tiền, số đông người nghèo còn có một điểm yếu khác, đó là tính thiển cận của họ. Đại đa số người nghèo chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt khi xem xét vấn đề và xử lý sự việc, chỉ thích quan tâm đến lợi ích vụn vặt không nghĩ đến sự phát triển lâu dài, họ thường "nhặt được hạt vừng, lại mất hạt dưa". Có thể nói, tầm nhìn xa chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng, người thiển cận không chỉ khó làm giàu mà còn dễ tự đào hố chôn mình. Khi con khỉ trong câu chuyện nhìn thấy hạt đậu phộng trong thân cây và thò tay vào trong hốc cây, nó đã quên mất rằng hốc cây chỉ đủ lớn để bàn tay của nó lọt qua, cuối cùng nó không những không thể lấy được hạt đậu phộng mà suýt nữa còn đánh đổi bằng chính mạng sống của mình.

Một số người có thể nói, chỉ cần con khỉ đặt hạt đậu phộng trong tay xuống, nó có thể tự cho tay ra? Quả thực, đây là điểm yếu thứ ba của người nghèo. Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền, có được cuộc sống tốt đẹp, nhưng nhiều người luôn muốn nắm lấy mọi thứ nhưng không thể buông bỏ bất cứ thứ gì, họ cho rằng càng có nhiều càng tốt , kết cục là chẳng có được thứ gì. Nếu con khỉ bỏ đậu phộng trên thân cây, nó không chỉ nhặt thêm đậu phộng trên mặt đất, mà còn thoát khỏi bẫy của những kẻ săn lùng, nhưng cuối cùng lại chọn cách liều mạng cũng không thoát được.

Vì vậy, nhiều khi người nghèo không kiếm được tiền là do họ mắc phải 3 điểm yếu: tham lam, không chịu được sự cám dỗ của đồng tiền, thiển cận, chỉ chú tâm vào cái lợi trước mắt không biết cân bằng cho nhận. nếu không biết sớm ngày sửa đổi khó mà giàu có được.

Cuối cùng, hy vọng bài viết này có thể mang lại cảm hứng và sự giúp đỡ cho bạn.