Tặng quà trước thi học kỳ để mong thi suôn sẻ, nhóm sinh viên được thầy giáo dạy một bài học nhớ đời

Cây bàng non, Theo Helino 13:46 10/01/2019
Chia sẻ

Đời sinh viên có những mảng màu gì là do bạn vẽ nên! Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai cả khi bạn thất bại.

Những bài giảng ngoài giờ của giáo viên luôn luôn có một sức hút lạ kỳ. Và thầy cô nào cũng có sở thích say sưa kể về những câu chuyện, trải nghiệm của chính bản thân họ cho học sinh, sinh viên của mình. Mới đây, trên trang Confessions của một trường Đại học lớn ở Hà Nội có xuất hiện câu chuyện có kể về một nhóm sinh viên đến nhà thầy trước kỳ thi Học kỳ để nhằm có một kỳ thi suôn sẻ hơn và nhận được những bài học hết sức quý giá.

Tặng quà trước thi học kỳ để mong thi suôn sẻ, nhóm sinh viên được thầy giáo dạy một bài học nhớ đời - Ảnh 1.

Thầy bảo: "Mấy cậu uống nước đi. Tôi không lấy quà của các cậu đâu, nhìn mấy cậu là tôi biết rồi. Tiền ăn còn không có, lấy đâu ra mua cái đồ này".

Rồi thầy bắt đầu tâm sự. Từng lời như thấm vào tim gan của các sinh viên, và có lẽ từ giờ tới cuối đời, họ cũng không bao giờ quên được.

Các cậu lúc bị trượt chắc là tức tôi lắm nhỉ, chắc là các cậu nghĩ là sao thầy không cho qua hết đi, đánh trượt bọn em làm gì. Hay là thầy muốn ăn phong bì?

Tôi nói luôn: Tôi theo cái nghề này hết cả cuộc đời, tôi có thể đảm bảo là chưa bao giờ tôi lấy của sinh viên một đồng xu nào. Tôi không làm khó các cậu đâu. Cuộc đời làm khó các cậu đấy. Sai lầm không phải của các cậu, ngay khi các cậu sinh ra các cậu đã nhận 1 sự giáo dục sai lầm từ những người xung quanh. Họ dạy cậu sai từ những thứ cơ bản nhất, khiến các cậu ảo tưởng vào cuộc đời này.

Ai cũng hướng các cậu vào con đường học hành. Cho rằng học hành là tất cả, là tương lai, là niềm tự hào, là 1 thứ đẳng cấp. Ai học càng nhiều bằng cấp càng cao thì có nghĩa là người ấy càng giỏi.

Bây giờ có rất nhiều trường Đại học, từ trường công, trường tư, trường quốc tế. Thi 3 môn được hơn chục điểm cũng được vào đại học. 3 môn mà mới được có hơn chục điểm thì học hành gì, tiếp thu được cái gì. Thế mà vẫn vào đại học này đại học kia.

Mỗi năm số lượng sinh viên ra trường là mấy chục nghìn. Nhu cầu việc làm chỉ có mấy nghìn, nên thất nghiệp, làm trái ngành là chuyện đương nhiên. Các cậu học Cơ khí Bách Khoa, lúc ra trường nhiều nhà tuyển dụng vẫn xem như bằng cấp của trường Cao đẳng hay một trường Công nghiệp nào đó.

Sự khác biệt là gì nếu như các cậu không chịu học, không chịu tự tạo ra thử thách cho bản thân, không chịu trau dồi, rèn giũa. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt thì chỉ có cách là siết chặt chất lượng giáo dục sinh viên lại. Không có cách nào khác đâu.

Chắc các cậu đang nghĩ là mấy cái môn này ra trường có ứng dụng gì đâu đúng không. Tôi xin trả lời như thế này. Nếu các cậu coi kiến thức như 1 cái cây, thì kiến thức chuyên ngành là ngọn; kiến thức đại cương ở gốc. Người ta ăn trái ở ngọn chứ có mấy ai ăn ở gốc đâu. Nhưng không có gốc, thì chả có cái ngọn nào cả.

Sau này tôi không thể nào viết thư giới thiệu cho từng cậu vào công ty này công ty kia được. Nhưng tôi tin là các cậu cứ chăm chỉ, cứ rèn luyện bản thân., đó sẽ là tấm vé V.I.P mà khó công ty nào có thể từ chối được."

Tặng quà trước thi học kỳ để mong thi suôn sẻ, nhóm sinh viên được thầy giáo dạy một bài học nhớ đời - Ảnh 3.

Đời sinh viên có những mảng màu gì là do bạn vẽ nên! Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai cả.

Có mấy vấn đề được đúc kết ra từ trải lòng của người thầy giáo trên như sau: Thứ nhất là chính sinh viên phải nhận ra rằng, học hành quan trọng nhưng không phải là tất cả, không phải cứ học trường top là giỏi, phải biết rèn luyện bản thân, trau dồi hàng loạt kỹ năng mềm khác bên cạnh kiến thức được học ở nhà trường.

Thứ hai, nếu một sinh viên tốt nghiệp cử nhân, đừng vội tự tin, chủ quan vì nhiều nhà tuyển dụng coi bằng cấp là một phần, họ ưu tiên kinh nghiệm làm việc, thái độ làm việc, kỹ năng mềm nhiều hơn. Giữa một người chỉ biết chăm chăm học, không quan tâm gì đến việc đi làm thêm, đi thực tập, đi ra ngoài thử thách bản thân và một người chỉ có bằng khá nhưng kinh nghiệm làm việc nhiều, hiểu biết thị trường... thì bạn biết các công ty, tập đoàn sẽ chọn ai rồi đó.

Thứ 3, không phải tự nhiên mà tất cả các trường Đại học có rất nhiều kiến thức đại cương của hàng loạt môn, đó là gốc rễ, là cội nguồn. Không có kiến thức đại cương thì chẳng thể nào học tốt được kiến thức chuyên ngành. Nó giống như việc xây nhà, không ai bắt đầu xây từ nóc cả!

Là sinh viên, một khi đã đặt tương lai, tiền của của bản thân, gia đình vào một trường Đại học nào đó thì nên cố gắng để những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường không hao phí. Học đủ kiến thức chuyên môn ở trường, học nhiều kỹ năng bên ngoài xã hội, để xong 4, 5 năm Đại học, tự tin cầm CV đi nộp bất cứ đâu.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày