Tuy nhiên, mọi thứ trên đời đều chỉ mang tính tương đối, bên cạnh những niềm vui, việc nhiều thế hệ cùng chung sống còn mang đến những bất hòa. Trong gia đình tam đại đồng đường, cái gọi là khoảng cách thế hệ trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Có những thói quen của bạn, người lớn trong gia đình không hiểu. Có những câu nói của người lớn, bạn lại nghe tai này lọt tai kia.
Vậy là sự xa cách cứ thế xuất hiện…
"Cùng dưới một mái nhà nhưng tôi và ông bà cứ như 2 thế giới"
Ai cũng biết không gì hạnh phúc hơn việc được sum vầy bên gia đình, người thân. Thế nhưng, giống như tình yêu, càng gắn bó lại càng không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, tình cảm gia đình cũng vậy, bên cạnh những khoảnh khắc đầm ấm yên vui, vẫn có nhiều thời điểm sự "không vui" nhen nhóm. Và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những khác biệt tuổi tác, quan niệm sống giữa những người trẻ như chúng ta và người lớn trong gia đình.
Sống trong gia đình tam đại đồng thường, sự yêu thương bạn nhận được nhiều lên nhưng những mâu thuẫn cũng không phải là không có
H.A (23 tuổi, gia đình sống cùng ông nội) chính là một đại diện của người trẻ sống trong gia đình tam đại đồng đường điển hình. Cô tâm sự: "Nói là ở cùng ông nhưng mình và ông nội gần như không có thời gian nói chuyện vì lệch giờ sinh hoạt. Nhiều hôm mình về đến nhà thì bố mẹ và ông đã đi ngủ rồi còn đâu, thành ra cả ngày chỉ có đúng một câu là ‘Cháu chào ông’ trước khi đi làm. Có lẽ vì vậy mà thỉnh thoảng ông cũng buồn, trách mình không quan tâm gì đến ông".
Dù rất yêu quý ông bà nhưng L.N (19 tuổi) - một cô gái khác cũng lớn lên trong gia đình 3 thế hệ thừa nhận có những lúc cảm thấy khá bất tiện.
"Bà mình khó tính lắm, nhất là chuyện ăn mặc của mình. Dù mình vẫn lén mặc đồ mình thích nhưng mà không được tự do, thoải mái thì chán lắm. Lâu dần mình cũng ít nói chuyện với bà".
Hay như P.H (25 tuổi) chia sẻ: "Mình biết bà ở nhà cũng buồn và tủi thân nhưng mình ít khi nói chuyện với bà lắm. Tại bà không còn minh mẫn nữa, thỉnh thoảng còn ăn rồi nói chưa hoặc nói đi nói lại chuyện nhà hàng xóm hay bó rau, miếng thịt. Dần dà bà cháu cứ thế mà xa cách…".
Sự sa sút trí tuệ tuổi già… khiến ông bà trở nên khó giao tiếp với con cháu, từ đó đẩy khoảng cách thế hệ giữa đôi bên xa hơn
Có thể thấy không chỉ dừng lại ở khoảng cách thế hệ, sự xa cách còn được cho là xuất phát từ một nguyên nhân chính yếu, đó là càng lớn tuổi, trí tuệ của người già càng trở nên kém minh mẫn, khó bắt nhịp được với cuộc sống hiện tại của cháu con. Dưới tác động của điều này, ông bà suy nghĩ chậm hơn, nói chuyện rề rà hơn, đôi khi là nhớ trước quên sau khiến thế hệ trẻ - những người vốn nhanh nhẹn đầy sức sống cho rằng đó là sự lẩm cẩm.
Vì luôn cảm thấy cô đơn nên nhu cầu giao tiếp của ông bà là rất cao. Tuy nhiên, thừa nhận đi, không mấy ai trong số chúng ta đủ kiên nhẫn để ngồi nói chuyện, nghe những câu chuyện không đầu đuôi hay lặp đi lặp lại mấy mươi năm cũng như 1001 thắc mắc có phần khó hiểu của ông bà hết. Và để rồi mỗi lần chúng ta cố gắng kết thúc cuộc hội thoại thật nhanh là một lần ông bà thêm buồn, thậm chí tự trách mình vì sự già cả, vì sự tụt hậu, vì sự kém nhanh nhạy, thiếu minh mẫn của mình. Sự tủi thân ấy có thể trở thành tổn thương tâm lý hằn sâu trong lòng người lớn tuổi.
Xin đừng để ông bà cô đơn
Khác biệt gây ra mâu thuẫn, khác biệt cũng gây ra xa cách. Nhưng hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của ông bà mà nghĩ đi, trên thực tế không phải họ muốn như vậy đâu. Người lớn trong gia đình như cây cao bóng cả, luôn muốn bảo vệ, che chở cho con cháu mình. Tuy nhiên, thời gian là thứ vô tình nhất trên đời. Tốc độ trưởng thành của bạn chẳng bao giờ đuổi kịp tốc độ già đi của ông bà.
Dù muốn hay không thì đến một lúc nào đó, dưới tác động của tuổi tác, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của ông bà càng trở nên sa sút. Và điều này, vô hình trung càng nới rộng khoảng cách thế hệ, khiến họ khó giao tiếp với con cháu của mình. Sự cô đơn của người già là thứ mà người trẻ không thể nào hiểu hết được nhưng chúng ta có thể nhận biết, từ đó giúp ông bà vượt qua sự cô độc và tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Sự cô đơn của người lớn trong nhà chúng ta có thể không thể nào hiểu hết được nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sẻ chia
Về phần làm cách nào để ông bà không còn cô đơn thì siêu dễ. Chỉ cần vài gạch đầu dòng đơn giản thế này thôi, bạn đã góp phần biến gia đình "tam đại đồng đường" của mình trở nên ấm cúng, hòa hợp hơn rồi:
- Khuyến khích ông bà/ bố mẹ tham gia các hoạt động đơn giản chính tại gia đình như: chăm cây, nuôi cá, tập thể dục…
- Hạn chế kể về những khó khăn ngoài cuộc sống mà hãy chia sẻ những niềm vui, những hạnh phúc nho nhỏ mình có được với ông bà.
- Tránh cho ông bà xem những thông tin tiêu cực trên internet, giải thích rõ ràng, đừng bỏ mặc ông bà với mớ thông tin sai lệch đó.
- Không hờn dỗi, gắt gỏng khi ông bà... lẩm cẩm, hãy kiên nhẫn và yêu thương.
- Đi du lịch cùng ông bà. Nhiều người nhắc đến du lịch chỉ nhớ đến bạn bè, người yêu nhưng đừng quên, ông bà cũng có thể trở thành "bạn đường" lý tưởng đấy. Với sự hiểu biết, từng trải và cẩn thận nữa, ông bà hoàn toàn có thể biến chuyến vi vu của bạn trở nên đáng nhớ hơn.
Người trẻ luôn yêu thích tôn chỉ cứ đi khi chân còn khỏe, khi sức còn nhiều. Họ bận rộn với sự nghiệp, với tương lai, với vô vàn mối quan hệ phong phú bên ngoài. Còn cả cuộc đời của ông bà bố mẹ có đôi khi chỉ dành trọn cho cháu con.
Hãy để khoảng cách là thứ sinh ra để được lấp đầy
Cộng với sự sa sút trí tuệ, thể chất, tinh thần do tuổi già, rào cản vô hình giữa họ và con cái được dựng lên khiến khoảng cách xa càng xa, mâu thuẫn lớn càng lớn. Suy cho cùng, đây là điều chẳng ai hy vọng cả. Ông bà bố mẹ không thể ở bên chúng ta mãi, nên hãy tranh thủ lúc còn có thể, hãy yêu thương và trân trọng họ nhiều hơn. Chẳng phải việc gì to tát đâu, sự kiên nhẫn, cởi mở, thấu hiểu, sẻ chia, đồng hành… của bạn, tất cả đều có thể giúp ông bà cảm thấy không còn cô đơn.
Vì đó là những người yêu thương bạn nhất và cũng là những người bạn yêu thương nhất, hãy để ông bà được sống một tuổi già thật bình yên, hạnh phúc nhé…
Người cao tuổi thường gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm trí như: thay đổi tâm lý, hay phiền muộn, lo âu, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp... khiến họ cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống cùng con cháu.
Thấu hiểu điều này, Vitatree đồng hành cùng tuyến nội dung "Sống trẻ - Quà tặng cháu con" mong muốn chia sẻ những lo lắng về sức khỏe tâm trí của người cao tuổi và cùng người trẻ chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Vitatree là thương hiệu từ Úc với những sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe được người dùng Việt đón nhận, điển hình là TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10 giải pháp hỗ trợ trí nhớ và sức tập trung chiết xuất bạch quả thiên nhiên.
Vitatree là món quà sức khỏe chất lượng cao từ Úc, hỗ trợ sức khỏe tâm trí cho người cao tuổi; là cách để chăm sóc ông bà, cha mẹ thiết thực; là bạn đồng hành để người già cảm thấy tâm trí an yên, thêm gắn kết với gia đình.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH B. Pure Việt Nam, Số 34, phố Hàm Long, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.