Tại sao quả bóng đánh golf lại có những vết lõm hình tổ ong?

J, Theo Trí Thức Trẻ 23:38 10/04/2017

Nếu được nhìn thấy quả bóng golf, bạn sẽ nhận ra bề mặt của chúng có những vết lõm rất kỳ lạ. Lý do có cấu tạo này là gì?

Đánh golf vẫn được xem là môn thể thao giải trí của tầng lớp trung lưu trở lên, nên có lẽ không nhiều người được tiếp xúc với nó. Nhưng nếu có dịp trông thấy một quả bóng golf, bạn sẽ nhận rằng bề mặt của nó rất kỳ lạ: gồm những vết lõm với cấu trúc hình tổ ong.

Tại sao quả bóng đánh golf lại có những vết lõm hình tổ ong? - Ảnh 1.

Nhưng tại sao phải mất công làm ra những vết lõm như thế, mà không để nguyên bề mặt nhẵn? Vì thẩm mỹ hay sao?

Thực ra, điều gì cũng có lý do của nó. Giờ hãy thử tưởng tượng một quả bóng golf đang bay nhé.

Khi quả bóng bay đi, bề mặt bóng sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí. Không khí sẽ rẽ ra, luồn ra đằng sau và trám vào khoảng không trái bóng tạo thành khi bay đi.

Nhưng cũng chính luồng không khí này sẽ tạo thành một lực cản rất nặng nề lên trái bóng, khiến nó chậm dần lại và không thể bay xa.

Tại sao quả bóng đánh golf lại có những vết lõm hình tổ ong? - Ảnh 2.

Đó là những gì sẽ xảy ra với một trái bóng có bề mặt trơn nhẵn. Và để tối giản lực cản này, các chuyên gia đã sử dụng trái bóng với cấu trúc lõm hình tổ ong.

Theo Tom Veilleux và Vince Simonds - chuyên gia khí động học tại công ty Golf Top-Flite: "Những vết lõm có thể tạo ra một lớp không khí mỏng bám vào bề mặt của trái bóng. Nó giúp cho không khí di chuyển quanh trái bóng được dễ dàng hơn, giúp cho khoảng không bóng tại thành nhỏ lại. Qua đó, lực cản cũng giảm xuống ít nhất là một nửa". 

Tại sao quả bóng đánh golf lại có những vết lõm hình tổ ong? - Ảnh 3.

Ngoài ra, những vết lõm cũng giúp trái bóng bay lên dễ dàng hơn. 

Với bóng bề mặt trơn nhẵn, bóng bay theo cách xoáy ngược, khiến áp lực không khí dưới đáy lớn hơn và đồng thời tạo ra một lực đẩy từ trên xuống. Trong khi đó, cấu trúc lõm chỉ cần một nửa lực xoáy là bay được với khoảng cách tương đương.

Nguồn: Business Insider