“Vùng kín” bị phồng và bệnh thoát vị bẹn

Y khoa, Sức khỏe Đời sống, Theo 10:00 08/02/2010

Khi khối phồng xuất hiện ở vùng bẹn hay “cậu nhỏ” ở XY hoặc vùng mu, môi lớn ở XX thì cũng là dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn đấy nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/16.png'><img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

1. Nhà mình vừa mới có một thành viên mới, đấy là một bé nhóc rất xinh xắn. Hôm đầy tháng vừa rùi, bà ngoại mình chợt phát hiện hình như “vùng kín” của em bé hơi bị phồng lên. Lúc bé khóc thì vết phồng to lên một chút, nhưng lúc ngủ thì lại tự biến mất. Mình muốn hỏi là em bé nhà mình có bị bệnh gì không hay đó chỉ là một… cái gì đó bình thường khi em bé mới sinh ra? (putty@yahoo...)

Trả lời:

Chào bạn!

Em bé  nhà bạn không phải là trường hợp duy nhất bị  phồng ở “vùng kín” đâu, thậm chí hiện tượng này còn khá phổ biến ở trẻ em nữa đó. Hiện tượng “vùng kín” bị phồng ở trẻ trai và trẻ gái là dấu hiệu của một căn bệnh gọi là thoát vị bẹn. Thường thì khối phồng này có từ nhỏ, có thể có ngay sau khi đẻ. Và đúng như bạn để ý, nó to lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên hoặc ngủ.



Chính vì  đây là dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn nên điều cần thiết phải làm ngay là đứa em bé đến bác sĩ nhé. Để lâu dài, em bé của bạn có thể bị đau đớn và nôn nữa đó.

2. Thoát vị bẹn là bệnh gì vậy? Có phải bệnh này chỉ có ở trẻ con và sẽ làm thay đổi giới tính của người bệnh không? (rose_kim@gmail....)

Trả lời:

Chào bạn!

Thoát vị  bẹn là bệnh xảy ra khi ruột… chui vào lỗ  hở thông từ ổ bụng qua ống bẹn xuống bìu (ở XY) và buồng trứng chui vào khe hở (ở XX). Căn bệnh này không phải chỉ xảy ra ở trẻ em mà có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau đấy bạn ạ, chỉ có ở trẻ em thì phổ biến hơn thui. Ở trẻ em thì trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ 7, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành 1 túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạng. Bình thường khi trẻ sinh ra thì ống này đóng lại, còn nếu nó không đóng lại thì sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống làm thành một khối phồng ở vùng bẹn (cho nên mới gọi là bệnh thoát vị bẹn mừ). Còn ở người lớn thì có thể do cơ thành bụng quá yếu, bị nhẽo.


Cũng không phải là ai mắc bệnh thoát vị bẹn thì sẽ bị… thay đổi cả giới tính như bạn nghĩ đâu (thế thì bệnh này kinh khủng quá!). Sự thật là ở bé gái, khi bị thoát vị bẹn 2 bên, bác sĩ sẽ phải làm xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gene biệt hóa tinh hoàn để xác định giới tính thật của bệnh nhân. Vì có những trường hợp ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài trông “y xì” như con gái nhưng âm đạo lại ngắn, không có tử cung, không có buồng trứng và có 2 tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ống bẹn. Những trường hợp này thường là XY nhưng lại trông như XX và thường được đặt tên con gái.

3. Anh trai mình năm nay 19 tuổi, anh ấy được bác sĩ chẩn đoán là bị thoát vị bẹn. Bác sĩ nói rằng có thể điều trị khỏi nhưng mình rất lo, không biết căn bệnh này có nguy hiểm không? (Văn Hùng, Nam Định)

Trả lời:

Bạn Hùng thân mến!

Bệnh thoát vị bẹn đúng là cũng khá nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Nó có thể dẫn đến bị nghẹt hoại tử ruột (ở bất kì độ tuổi nào nhé); rối loạn tiêu hóa; là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn đấy.

Tuy nhiên anh trai của bạn đã đi khám và được bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị thì cơ bản sẽ không thể xảy ra biến chứng được. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé.

4. Mình muốn hỏi bệnh thoát vị bẹn có chữa được không và chữa bằng phương pháp nào? Nếu phải phẫu thuật thì vết mổ có to và xấu lắm không? (Ngọc Hoa, Hà Nội)

Trả lời:

Bạn Hoa thân mến!

Bệnh thoát vị bẹn là bệnh hoàn toàn có thể chữa  được bạn nhé. Tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh nhân mà có những cách điều trị khác nhau.


Thường thì  khi được xác định là bị thoát vị bẹn, “khổ chủ” sẽ cần phải mổ. Nếu chưa mổ  ngay được thì sẽ làm băng ép bên thoát vị  và mổ sớm theo chương trình. Vết mổ thường nhỏ và nằm theo nếp lằn bụng dưới nên không mất thẩm mỹ đâu. Thời gian nằm viện điều trị cũng ngắn thui, trung bình chỉ hai ngày là có thể ra viện được.