1. Tự nhiên, không biết tại sao em lại thấy "cô bé" của em nổi 2-3 nốt mụn nhỏ bé hơn đầu tăm. Có phải rằng có mụn ở vùng ấy là bản thân em có vấn đề rùi phải không? (Vân Nga, HN)Trả lời:Chào bạn!Bất cứ nơi nào có lỗ chân lông trên cơ thể đều có nguy cơ bị mụn tấn công bạn ạ. Những nốt mụn này có thể nổi lên ở trên bề mặt cổ, lưng, mông hoặc thậm chí ngực nữa ý. Vì thế cũng chẳng có gì là lạ khi trên "cô bé" của bạn lại xuất hiện vài ba nốt mụn cả. Bạn cũng không nên nghĩ rằng, bản thân bạn có vấn đề gì nhé khi tình cờ tìm thấy một mụn ở "cô bé" của bạn.
Ngược lại nguyên nhân gây mụn vùng này có rất nhiều bạn ạ. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên đến bác sỹ thăm khám sớm nếu nó có những biểu hiện nghiêm trọng như: lây lan ngày càng nhiều hoặc kèm theo những cơn ngứa ngáy khủng khiếp nhé!
2. Cô bạn thân của em vừa mới tiết lộ rằng cũng đang bị một vài nốt mụn ở vùng kín và lo lắng nó có thể ảnh hưởng vào bên trong "cô bé". Điều này có đáng lo ngại không? (Mây trắng, 17 tuổi)Trả lời:Mây Trắng thân mến!Thông thường, những nốt mụn nổi lên ở "cô bé" sẽ thường chỉ là những nốt mụn có đầu trắng nhỏ li ti hoặc chúng có thể có hình dạng như một nốt tàn nhang bạn ạ.
Trong phần nhiều các trường hợp, nổi mụn ở "cô bé" thường không có gì đáng lo ngại. Bởi vì cũng giống như các nốt mụn khác hoành hành ở bên ngoài phần da khác trên cơ thể, mụn ở vùng kín thường chỉ ảnh hưởng để khu vực xung quanh "cô bé" của bạn thui mà không thể ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong của "cô bé" được.
Ở một số ít các trường hợp, mụn ở "cô bé" nổi lên là do một số bệnh tật cụ thể thì điều này mới gây ảnh hưởng trực tiếp tới "cô bé" của bạn cơ. Khi ấy bạn cần đi khám bác sĩ phụ khoa kịp thời.
3. Tụi bạn em nói rằng, mụn ở vùng kín không nghiêm trọng, nhưng em nghĩ là vẫn nên đi khám bác sĩ để an tâm hơn phải không ạ? (Hồng Hà, 16 tuổi)Trả lời:Chào Hồng HàĐúng là nổi mụn ở "cô bé" không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng bạn gái vẫn nên liên lạc với bác sĩ để được kiểm tra mà từ đó có thể loại trừ khả năng của những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), đặc biệt là khi các mụn nhọt phát sinh thành từng các cụm mụn nhỏ.
Thực tế, rất nhiều cô nàng đã nhầm lẫn mụn giộp ở "cô bé" với các bệnh do viêm nhiễm "cô bé" gây nên hoặc ngược lại đấy vì nhìn bên ngoài về một mức độ nào đó, những nốt mụn này thường khá giống nhau. Một khi bệnh mụn giộp "cô bé" hoặc mụn cóc đã được loại trừ từ quá trình chẩn đoán thì việc điều trị thích hợp, hiệu quả nhất có thể được áp dụng kịp thời bạn ạ.
4. Em thấy rất nhiều cô bạn của em thì thầm rằng thỉnh thoảng lại bị mụn "chỗ ấy". Không biết nguyên nhân tại sao lại khiến vùng ấy nổi mụn nhỉ? Làm thế nào để ngăn chặn chúng đây? (Hoàng Lan)Trả lời:Chào Hoàng Lan!Cũng giống như các nhược điểm trên mặt tiền, mụn ở "cô bé" có thể được gây ra bởi vi khuẩn lây nhiễm các lỗ chân lông xung quanh "cô bé" của bạn cũng như nó có thể phát sinh do cơ thể bạn thay đổi một trong các kích thích tố, chẳng hạn như khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn gái.
Bạn cũng có thể gặp bị nổi mụn vùng nhạy cảm này do dị ứng với bột giặt hay chất làm mềm vải. Hoặc một số cô nàng bị nổi mụn ở "cô bé" có thể do mặc quần áo quá chật và bó sát nữa.
Để ngăn chặn nổi mụn ở "cô bé", bạn nên giữ vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ hàng ngày. Không lạm dụng xà phòng hoặc nước rửa phụ khoa cho vùng này quá nhiều vì có thể gây kích ứng da của bạn khiến da trở nên khô và dễ bị mụn.
Luôn mặc những trang phục thoáng mát, rộng rãi để vùng kín luôn thoáng mát, không bị bức bí nhé.
5. Khi bị mụn vùng kín tấn công, thì bạn gái nên áp dụng điều trị như thế nào là an toàn nhất thế? (Minh Thương) Trả lời:Minh Thương thân mến!Việc điều trị phổ biến nhất khi bị mụn nhọt vùng kín ghé thăm là bạn gái nên giữ cho khu vực vùng kín luôn sạch sẽ. Luôn tắm bằng nước ấm và vệ sinh vùng này bằng nước ấm nhé.
Song tuyệt đối, bạn không nên nặm mụn hay gãi mụn nhé vì điều này khiến bạn có thể bị nhiễm trùng và tình trạng mụn ngày càng nặng nề hơn đấy. Bạn cũng không được tùy ý sử dụng bôi thuốc mỡ vì khu vực này là khu vực cực kỳ nhạy cảm và có thể sẽ bị kích ứng hơn nữa.
Bạn cũng có thể đến bác sĩ thăm khám bệnh. Một số bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc theo toa để uống hoặc thậm chí đề nghị kiểm soát mụn phát sinh cho vùng này bằng cách điều chỉnh mức hormone trong cơ thể bạn