Truy tìm thủ phạm khiến ấy không thể ăn uống

Bác sĩ Mèo, Theo Mask Online 12:00 30/04/2012
Chia sẻ

Nó xuất phát từ một loại virus đó!

Khoảng gần 2 năm nay, em rất hay bị lở miệng, tần suất là 1 lần/tháng. Thời gian đầu, em chỉ cần uống 1 đợt vitamin PP, B2, C là bệnh sẽ mau chóng khỏi. Nhưng không hiểu sao càng ngày nó càng xảy ra thường xuyên hơn, cụ thể cứ 1 tuần em lại bị 1 lần. Mặc dù vẫn sử dụng các loại thuốc như trên nhưng bệnh không hề thuyên giảm chút nào thậm chí có lần em còn bị lở loét hết cả khoang miệng, lưỡi và lợi khiến ăn uống hay nói chuyện đều trở nên đau đớn vô cùng. Liệu tình trạng trên có liên quan gì đến chức năng của gan, thận không và phải làm sao để chữa trị dứt điểm nó ạ? Em xin cảm ơn! (pham...@gmail.com)

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng hiện tượng lở miệng này phát sinh do một loại virus có tên khoa học là Herpes simplex 1 (HSV 1). Đây là chủng virus chuyên gây nhiễm trùng ở miệng.

Điều đáng ngại nhất là HSV có khả năng tạo ra những nhiễm trùng mãn tính bằng việc đưa ADN của mình vào trong bộ gen của tế bào chủ. Thường là khi cơ thể mệt mỏi, ADN của virus rời bộ gen tế bào chủ và mang đến những biểu hiện nhiễm trùng khác xa với bệnh ban đầu.

Nhiễm trùng tiên phát – tên khoa học dành cho loại này - thường khởi phát trước tuổi dậy thì và có khả năng lây qua các chất tiết của mụn nước. Sự bùng phát của nhiễm trùng mãn tính thường có liên quan mật thiết đến chu kỳ nguyệt san của XX, các stress về tình cảm hoặc do sự tiếp xúc với ánh nắng. Những người bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào thường dễ bị bệnh hơn.

Bệnh được chia thành các dạng sau:

- Viêm lợi miệng cũng là một nhiễm trùng tiên phát. Các triệu chứng chỉ bao gồm viêm lợi và niêm mạc miệng, có thể thấy khó chịu ở vùng khoang miệng khoảng 1 - 2 ngày sau đó xuất hiện các mụn nước, đau và loét. Bệnh thường kéo dài 5 - 15 ngày. 

- Herpes môi là sự bùng phát của nhiễm trùng, xảy ra trong suốt cuộc đời của người bị nhiễm virus. Tổn thương xuất hiện ở mặt trong môi và kéo dài khoảng một tuần. 

- Nhiễm trùng ẩn xảy ra trong các hạch giao cảm ở đầu, cụ thể là trong hạch của dây thần kinh số 5. Các triệu chứng khi tái phát thường nhẹ hơn tiên phát.

Để điều trị bệnh nhanh chóng thì nên kết hợp các phương pháp sau:

- Dùng các chế phẩm bôi tại chỗ có thuốc gây tê nhẹ, giảm đau rát, giảm viêm.

- Uống nhiều nước, nhất là các loại nước hoa quả có tính thanh nhiệt.

- Bổ sung sinh tố B1, B6, C, A, PP trong giai đoạn viêm.

- Đặc biệt là tránh các căng thẳng thần kinh không cần thiết để hạn chế tái phát bệnh. 

Tuy vậy, bác sĩ Mèo vẫn khuyên em nên đi khám bệnh tổng quát, trong đó chú ý đến việc kiểm tra các chỉ số xét nghiệm có liên quan đến gan mật để nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày