3 giai đoạn của chu kỳ nguyệt san
1. “Ngày đèn đỏ”
Đây chính là khoảng thời gian XX cần đến sự viện trợ của “urgo” và tampon đó mà! Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung của chúng mình bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc ở đây sẽ bong ra và… nguyệt san xuất hiện. “Dòng suối đỏ” sẽ cuốn theo lớp niêm mạc này trôi ra ngoài. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được mặc định cho phe con gái thôi nhé!
2. Sự phát triển của noãn bào
Ngay sau khi những “ngày đèn đỏ” chấm dứt, buồng trứng lại tiếp tục tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên. Trong khi đó, các tế bào trứng liên tục hình thành, phát triển và nhân đôi mạnh mẽ bên trong cơ thể chúng mình (mà cụ thể chính là tại buồng trứng của XX đó nha!) tạo thành các nang noãn.
3. Sự rụng trứng
Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn trên chín và trứng bắt đầu rụng. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm vì nếu gặp được tinh binh trong thời điểm này, “nàng trứng” sẽ được hô biến thành phôi và quay trở lại làm tổ trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi và trong người XX sẽ bắt đầu xuất hiện một sinh linh khác rồi đấy! Còn trong trường hợp nàng trứng không được thụ tinh thì các nàng sẽ dần thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh nguyệt lại được bắt đầu.
Bí kíp tính ngày rụng trứng cho XX
Trước tiên, các XX cần phải nhớ rằng một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Thời gian đó thường kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Ở một số trường hợp đặc biệt thì chu kỳ kinh có thể ngắn hơn hoặc dài hơn một chút.
Dựa theo nghiên cứu của các chuyên gia sinh sản thì thời điểm rụng trứng thường rơi vào giữa chu kỳ, thông thường từ ngày thứ 11 đến 21. Tuy nhiên, với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày và đều đặn, thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi nàng là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự “rập khuôn” hoàn toàn nào với tất cả mọi người đâu các ấy nhá!
Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố
Đó là khi XX có những ngày “đèn đỏ” nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này thường thấy ở tuổi dậy thì chúng mình khi mà nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Biểu hiện rõ rệt của hiện tượng này là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 – 24 ngày) nhé! Và nếu gặp trường hợp này thì các ấy cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra phương án điều trị kịp thời nghen!