Tổn thương dây chằng - nỗi ám ảnh khi vận động mạnh

bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 12:07 21/03/2014
Chia sẻ

Các bạn trẻ ham vận động thường gặp phải tổn thương dây chằng đấy.

Thưa bác sĩ, trong 1 lần đi đá bóng cháu có bị chấn thương ở đầu gối, đi khám được chẩn đoán là tổn thương dây chằng. Đến nay là khoảng 5 tháng, chân cháu đã hết đau và sưng, nhưng mỗi khi hoạt động thể thao lâu hoặc nặng thì bị nhức vùng đầu gối. Cháu lo lắng không biết có bị tổn thương vĩnh viễn hay bị gì về sau không. Mog bác sĩ giải đáp giúp. Cháu xin cảm ơn! (koo...@gmail.com)

Trả lời:


Chào cháu!

Tổn thương dây chằng là một chấn thương thường gặp trong quá trình sinh hoạt, lao động hằng ngày, nhất là các hoạt động mạnh. Tổn thương dây chằng gây sưng nề, đau nhức và gây khó khăn trong sinh hoạt, nếu không được quan tâm, chữa trị đúng mức có thể gây biến chứng phức tạp.



Tổn thương dây chằng là gì?

Khớp gối là một tổ hợp liên kết chặt chẽ gữa xương đùi và xương chày vùng với dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Nhờ tổ hợp vững chắc này mà chúng ta mới có thể thực hiện những động tác cần nhiều sức mạnh và dứt khoát như chạy nhảy, chơi thể thao... Những người thường xuyên có hoạt động mạnh thường hay bị tổn thương vùng khớp gối mà chủ yếu là tổn thương dây chằng chéo trước.

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương nghĩa là giãn hoặc đứt, sự liên kết giữa xương đùi và xương chày sẽ bị lỏng lẻo và gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động nhanh và mạnh. Điều này dễ phát hiện sớm ở những người hay hoạt động thể thao. Ở nhóm người có nhu cầu hoạt động không cao, có thể họ không cảm thấy rõ rệt sự thay đổi và dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng:

- Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm gắn chặt vào mâm chày. Khi liên kết giữa các đầu xương ở đây bị lỏng lẻo, mâm chày di động và có thể khiến sụn chêm bị chèn ép, dẫn tới biến dạng hoặc rách.

- Thoái hóa khớp: Tổn thương khớp gối có thể dẫn đến tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè.

Nếu dây chằng bị tổn thương nặng thì cách điều trị triệt để nhất là phẫu thuật phục hồi khớp gối. Cháu cũng nên nghe theo các hướng dẫn nghỉ ngơi và tập luyện của bác sĩ, không nên vận động mạnh trở lại quá sớm. Nếu đầu gối của cháu sau 5 tháng vẫn còn đau cháu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương hướng điều trị.

Chúc cháu sớm điều trị thành công!

Trị chứng "tiểu són" bằng bài tập Kegel 2
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày