Vừa ăn vừa uống nướcChúng ta thường có thói quen trong bữa ăn uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Ngoài ra nhiều người còn có thói quen chan canh ăn cùng cơm, thói quen này sẽ làm bạn lười nhai, nuốt nhanh hơn, thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng, dạ dày phải làm việc nhiều hơn để
tiêu hóa thức ăn. Việc này dễ dẫn đến đau dạ dày mãn tính.
Lời khuyên cho bạn là trong bữa ăn chúng ta nên ăn canh trước, sau đó mới ăn cơm và thức ăn một cách chậm rãi. Thời điểm thích hợp nhất để uống các loại nước hoa quả là trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng, như vậy không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà còn kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn.
Vừa ăn vừa dùng điện thoạiSmartphone đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều người trong chúng ta đã hình thành nên thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên
dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.
Lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra là khi ăn cơm chúng ta nên tập trung vào việc ăn uống, tránh những việc ngoài luồng tác động, ảnh hưởng đến bữa ăn. Ngoài việc không xem ti vi, không dùng điện thoại, bạn cũng không nên nói chuyện quá nhiều đâu.
Gắp thức ăn cho người khácGắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với
sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị... Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác bạn nhé.
Tráng miệng bằng trái câyChúng ta vẫn biết rằng ăn trái cây có lợi cho sức khỏe. Rất nhiều gia đình thường ăn trái cây tráng miệng ngay sau bữa ăn. Thói quen này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đầy hơi. Hơn nữa, vì đã có thực phẩm được tiêu hóa trong dạ dày, các loại trái cây sẽ mất thời gian lâu hơn để đến ruột. Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc co bóp, nhào nặn thức ăn và làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn từ 1-2 tiếng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.