Nguy hiểm khi thường xuyên bị ám ảnh sợ hãi

Bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 12:01 31/07/2013

Đây là một vấn đề nghiêm trọng về tâm lý sau khi bị tai nạn đấy!

Nguy hiểm khi thường xuyên bị ám ảnh sợ hãi 1

Năm nay em 17 tuổi và là nữ. Một thời gian khá dài gần đây, sau khi em bị ngã gãy chân trong một chuyến du lịch leo núi, em bỗng rất hay bị lên cơn sợ hãi mà không có nguyên nhân gì. Mỗi lần như vậy là tim đập nhanh, khó thở, cổ họng co giật liên tục và hoảng loạn vô cùng, thậm chí có lúc em như cảm thấy cái chết đang cận kề bên mình. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng 15 - 20' nhưng tần số xuất hiện của chúng ngày càng dày đặc. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không ạ? Em xin cảm ơn! (ay_ki...@yahoo.com.vn).

Nguy hiểm khi thường xuyên bị ám ảnh sợ hãi 2

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng em đã mắc phải một hội chứng tâm lý có tên là rối loạn hoảng sợ (hoảng loạn tấn công).

Đây là một phản ứng đột ngột của sự sợ hãi mãnh liệt phát triển không có lý do rõ ràng và gây nên các phản ứng nghiêm trọng về thể chất. Khi cơn hoảng loạn xảy ra, người bệnh sẽ mất kiểm soát, bị đau tim hoặc thậm chí tử vong.
Hoảng loạn tấn công có thể làm cho tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, buồn nôn và đỏ mặt. Bệnh thường bao gồm một vài hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:

- Một cảm giác về cái chết sắp đến.

- Ra mồ hôi, run rẩy.

- Khó thở, tăng thông khí.

- Ớn lạnh, đau bụng, đau ngực.

- Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng.

- Tức cổ họng, khó khăn khi nuốt.

Các triệu chứng của rối loạn hoảng loạn thường bắt đầu ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Bệnh có nhiều biến thể, nhưng các triệu chứng thường là cao điểm trong vòng 10 phút và kéo dài khoảng nửa giờ. Có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi tấn công hoảng loạn giảm xuống.

Một trong những điều tồi tệ nhất về cơn hoảng loạn là sự sợ hãi mãnh liệt. Người bệnh có thể sợ đến nỗi tránh các tình huống xã hội, thậm chí có thể không thể rời khỏi nhà (sợ đông đảo).

Cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra căn nguyên gây ra những cơn hoảng loạn, rối loạn hoảng sợ. Nhưng những yếu tố sau có thể đóng vai trò quan trọng:

- Di truyền học.

- Stress, căng thẳng đáng kể.

- Một số thay đổi trong các bộ phận chức năng não.

- Cái chết hay bệnh tật nghiêm trọng của một người thân.

- Thay đổi lớn về cuộc sống.

- Lịch sử của thời thơ ấu bị lạm dụng thể chất hay tình dục.

- Trải qua một sự kiện chấn thương tâm lý, chẳng hạn như là một tai nạn...

Hoảng sợ tấn công rất khó để tự quản lý và sẽ xấu đi khi không điều trị. Các triệu chứng của bệnh cũng có thể giống với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác (như một cơn đau tim). Muốn xác định các triệu chứng, người bệnh phải thực hiện một số bài kiểm tra và xét nghiệm chuyên sâu.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời cho tình trạng của mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Nguy hiểm khi thường xuyên bị ám ảnh sợ hãi 3