Không nên dùng chung cốc
Uống chung cốc là
thói quen không tốt, nhưng điều này thường bị chúng ta thường xuyên bỏ qua. Dùng chung cốc với người khác, kể cả là trong gia đình cũng đã không an toàn. Tuy nhiên, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi chúng ta đi ăn uống bên ngoài. Theo các kiểm nghiệm y tế, phần lớn các hàng quán đều bỏ qua việc vệ sinh cốc hoặc chỉ rửa cốc một cách qua loa sau khi sử dụng. Điều này khiến cho nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao gấp nhiều lần.
Theo các chuyên gia, xung quanh chúng ta có tới hơn 100 chứng bệnh có thể lây nhiễm qua vi khuẩn, điển hình là các bệnh về răng miệng, môi, bệnh đường tiêu hóa… Dùng chung cốc là một trong những cách “mời” vi khuẩn vào trong cơ thể chúng ta.
Để giữ an toàn hơn cho sức khỏe, chúng mình không nên đến những hàng quán vệ sinh kém. Ngoài ra, trước khi ăn uống, các bạn có thể lau sạch miệng cốc trước khi dùng nhé!
Cẩn thận khi cầm cốc
Các chuyên gia y tế ở Anh khuyên chúng ta nên sử dụng những chiếc cốc có tay cầm. Nguyên nhân là do những chiếc cốc không có tay cầm thường dễ “nhiễm” vi khuẩn từ tay chúng ta khi cầm cốc hoặc đưa tay gần miệng cốc… Bàn tay chúng mình lại chứa rất nhiều vi khuẩn, hoặc là trung gian mang vi khuẩn từ các vật khác đến chiếc cốc. Khi đó, những vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.
Không phải vi khuẩn nào cũng gây ra phản ứng tức thì. Ngoài các vi khuẩn gây bệnh thấy ngay, còn có những loại sẽ “âm thầm” đi vào cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch, về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, các bạn đừng chủ quan khi sử dụng cốc uống nước nhé!
Không nên chọn cốc có màu sắc sặc sỡ
Những chiếc cốc có màu sắc sặc sỡ thường rất bắt mắt và được nhiều người thích. Tuy nhiên, những chiếc cốc đó lại có thể mang mầm mống gây bệnh cho cơ thể bởi hiện nay, việc kiểm soát công nghệ sản xuất cốc chén chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Rất nhiều trong số những chiếc cốc này sử dụng các chất hóa học
độc hại để tạo nên màu men hấp dẫn, trong đó có cả chì.
Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, chì được tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan và các mô nhiều sừng như da, lông, tóc…, gây hại lên các hệ thống men cơ bản… Nghiêm trọng hơn, nếu lượng chì trong máu lên trên 0,3ppm, nó còn làm ngăn cản quá trình oxy hóa glucose (tạo ra năng lượng suy trì sự sống), đặc biệt nếu lên tới hơn 0,8ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin.
Tất nhiên, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng những chiếc cốc màu sắc xinh xắn, nhưng tuyệt đối chú ý tới nguồn gốc để đảm bảo rằng chiếc cốc đó được sản xuất một cách an toàn và không gây độc hại cho cơ thể.
Tips: Một số lưu ý về các loại chất liệu cốc
- Cốc thủy tinh: Cốc thủy tinh có thể coi là chất liệu an toàn nhất khi sử dụng bởi trong quá trình sản xuất không chứa các chất hóa học. Không những thế, nó còn rất dễ rửa và không dễ bám bẩn, vì thế, chúng mình có thể yên tâm khi sử dụng.
- Cốc tráng men: Loại cốc này cũng khá an toàn bởi nó được tráng ở nhiệt độ cao lên tới hàng nghìn độ, không chứa chì và các chất hóa học độc hại. Tốt nhất, bạn nên chọn những chiếc cốc màu trắng.
- Cốc nhựa: Cốc nhựa thường có chất hóa dẻo và chứa rất nhiều chất hóa học độc hại khác. Nó gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của chúng ta, nhất là khi đựng nước nóng. Không chỉ thế, cốc nhựa còn dễ bám bẩn, có nhiều lỗ hổng nhỏ nên các vi khuẩn dễ kí sinh trong đó, vì thế rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
- Cốc giấy: Cốc giấy thường được cho là rất vệ sinh vì chỉ dùng 1 lần. Tuy nhiên, nó lại ẩn chứa rất nhiều tác nhân gây hại như chất tẩy trắng – một yếu tốt tiềm tàng khả năng gây
ung thư. Vì thế, chúng ta nên hạn chế sử dụng loại cốc này nhé!
Bạn có thể xem thêm: