Dấu hiệu bệnh tim mạch xuất hiện khi tức giận

Bác sĩ Mèo, Theo Mask Online 12:00 11/06/2012
Chia sẻ

Nó cũng khá nguy hiểm đó các ấy ạ!

Khoảng vài tháng trở lại đây, mỗi khi em tức giận thì tim lại đập nhanh và kèm theo là hiện tượng thở gấp. Tình trạng này thường kéo dài từ ngày hôm trước đến tận cuối ngày hôm sau mới đỡ. Ngoài ra, thỉnh thoảng em còn bị tức ngực và khó thở nữa. Các triệu chứng trên khiến em cảm thấy rất lo lắng về sức khỏe của mình vì em sắp phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 rồi. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải vấn đề nghiêm trọng gì về tim mạch không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (iamnot...@gmail.com)

Chào em,

Chu kỳ hoạt động của tim có tính chất tự động. Chúng được bảo đảm bởi một hệ thống đặc biệt bao gồm các nút xoang, nút tawara và các bó thần kinh dẫn truyền như bó His, mạng lưới Purkinge. Từ những nơi đó xung động lan truyền và kích thích tim co bóp. Khi nhịp tim lên đến trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh (còn gọi là nhịp xoang nhanh). Bệnh thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mãn tính.

Nếu nhịp tim nhanh do sinh lý như có một sự việc đột ngột, bất ngờ, giật mình hay hoảng hốt, hồi hộp gây phản xạ làm nhịp tim nhanh thì không cần phải điều trị. Đó chỉ là tăng nhịp tim sinh lý bình thường. Khi đó, em hãy hít thở chậm và sâu vài phút, nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Rất đáng tiếc là trong thư em mô tả triệu chứng tức ngực và khó thở quá chung chung, không rõ ràng về vị trí đau (sau xương ức hay thượng vị, có lan ra bả vai, cổ hay không); tính chất đau (có bị như dao đâm hoặc trái lại không đau mà chỉ có cảm giác tức ngực, khó thở, nghẹn thở như có vật gì chèn ép ở cổ) nên bác sĩ Mèo chưa thể đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý mà em đang mắc phải.

Do đó, bác sĩ khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để làm điện tâm đồ, theo dõi trên máy Monitoring hay thực hiện phương pháp xét nghiệm Holter (nếu cần thiết) để nhận được chẩn đoán và chỉ định điều trị cho trường hợp của em.

Ngoài ra, em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau để hạn chế sự phát triển của bệnh:

- Tránh xa những thứ có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như: đọc truyện tình cảm lâm li bi đát hay xem phim hành động, kinh dị.
 
- Không nên thức quá khuya.
 
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà đậm, cà phê...

- Hạn chế ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung các vitamin nhóm B và C.
 
- Tập thể dục thể thao đều đặn với những môn có lợi như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền…
 
- Sử dụng thuốc thật hạn chế và cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa, chỉ nên dùng thuốc khi gặp tình trạng xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày