Mùa thu – thời điểm mắc “đủ thứ bệnh”
Bắt đầu từ cuối tháng 8 tới tháng 11 là giai đoạn mùa mưa, không khí ẩm ướt dẫn đến hàng loạt vấn đề về vệ sinh thân thể cũng như không gian sống. Đây chính là điều kiện để các loại kí sinh trùng gây bệnh phát triển, làm bùng phát hàng loạt dịch bệnh, trong đó có
sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh từ người này sang người khác thông qua những vết đốt trên da. Mùa mưa muỗi càng sinh sôi nảy nở, khiến dịch lan rộng và đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Hiện nay, dịch đang phát triển đến cao điểm khi ca mắc bệnh tăng tới gần 50% so với tháng 5 và tháng 6. Sốt xuất huyết nguy hiểm ở chỗ làm mất nước, mất sức và gây sốt cao, rất dễ xảy ra biến chứng nếu không được theo dõi sát sao. Thay vì đợi đến lúc mắc bệnh mới xử lý, bạn nên chủ động phòng bệnh bằng cách ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi trong nhà, cũng như bảo vệ bản thân trước các vết muỗi đốt.
Nguyên tác cơ bản giúp phòng chống sốt xuất huyết
Mắc màn khi đi ngủ
Dọn dẹp ao tù, nước đọng
Dọn sạch vườn tược
Dùng thuốc xịt muỗi
Lưu ý: Không nên vào phòng ngay khi vừa xịt muỗi, nên đợi ít nhất 30 phút. Địa phương có thể yêu cầu các hộ gia đình tạm thời ra ngoài để xịt hóa chất chống muỗi. Lúc đó, bạn nên tích cực hợp tác, chấp hành đúng các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe được phổ biến để tránh nhiễm độc.
Che chắn cẩn thận
Bảo vệ từ bên trong
Tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 3/9, ông Hoàng Đức Hạnh – PGĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 1/9/2015, toàn thành phố ghi nhận 1.285 ca mắc. Con số này tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2014 (chỉ có 438 ca). Bệnh nhân mắc phân bố tại 29/30 quận/ huyện/ thị xã (trừ huyện Phúc Thọ). Đặc biệt số ca mắc bệnh gia tăng chóng mặt trong tháng 7 và tháng 8: tháng 7 có 359 ca (tăng 28%), tháng 8 có 633 ca (tăng 49,4%) và tiếp tục có xu hướng tăng cho đến hết tháng 11 tới. (Theo Eva) |