Câu hỏi của XY này thật tuyệt vời, và câu trả lời dành cho bạn là: Bạn không bị bệnh gì, những dấu hiệu này hoàn toàn bình thường với những XY ở tuổi 13, vậy nên yên tâm đi nhé.
Ở tuổi này, hầu hết các chàng trai của chúng ta đang ở giai đoạn đầu của phát triển dậy thì, do vậy sẽ vẫn còn những thay đổi. Không phải chàng trai nào cũng biết điều này, nên rất nhiều XY tỏ ra sốt ruột và lo lắng cho size của “cậu bé”, sự khác nhau của hai “hòn bi” và sự khác nhau giữa các cậu bé…
Câu trả lời chỉ đơn giản là, mỗi XY có cơ địa khác nhau, quãng thời gian dậy thì cũng khác nhau, các điều kiện sinh hoạt cũng khác nhau… do vậy, sự phát triển của “cậu bé” cũng khác nhau. Hiện tượng “hòn bi” lúc căng lúc xệ là hết sức bình thường. Hãy kiên nhẫn XY nhé!
2. Thằng bạn thân cứ khăng khăng với em rằng, những ai có bàn tay to và bàn chân to thì thế nào cũng có “cậu bé” to hơn người khác. Chuyện này đúng không nhỉ? Chân tay em nhỏ, lo quá! (Hoàng Phong Lâm, HCM)Trả lời:Tin vịt này được phổ biến rất chi là rộng rãi, và dù chẳng có cơ sở nào nhưng nó cũng làm không ít teenboys xanh mắt và cố tìm đủ mọi cách cho bàn chân, bàn tay to lên. (?!)
Nhưng sự thực đâu phải vậy. Size của “cậu bé” không hề liên quan đến chiều cao, cân nặng cơ thể, không dính dáng đến size của bàn tay, bàn chân, thậm chí chả giống với size của cái mũi của XY là khác.
Thế nên, nhân đây, teenboy hãy giải ngố cho mình về size của “cậu bé” đi nhé. Hãy cứ yên tâm là 99% đấng nam nhi có “cậu bé” nhớn được từ 10 -20 cm khi cương cứng toàn tập.
3. “Cậu bé” của mình lại có gân guốc mới sợ chứ. Như vậy có bình thường ở lứa tuổi này không ta? (Quang Duy)Trả lời:Tại sao không bình thường nhỉ, lứa tuổi này chính là lứa tuổi phát triển của cả XY và XX mà. Việc cậu bé có gân không có gì lạ cả, những gân đó chính là tĩnh mạch. Theo lẽ thường, xung quanh “cậu bé” sẽ phải có rất nhiều gân chạy xung quanh, đặc biệt càng gần lên phía trên đầu “cậu bé”, những đường gân này càng to hơn, gọi là gân lưng của “cậu bé”.
Mỗi lần “cậu bé” cương lên, rất nhiều máu sẽ được truyền qua động mạch đến các hang trên thân “cậu bé” Và lượng máu này sẽ rút khỏi “cậu bé” thông qua các đường gân này để giúp cậu bé trở lại trạng thái “mềm” như ban đầu.
4. Một cái nốt ruồi chình ình trên “cậu bé” liệu có phải là điềm báo gì không nhỉ? Nhiều khi mình muốn khoe nó với mấy thằng bạn, nhưng lại ngại nên thôi. (Ninh, ĐN)Trả lời:Khi sinh ra, hầu như ai cũng có những điểm riêng biệt. Còn chuyện nốt ruồi hay những vết bớt hay còn được gọi là bà mụ đánh dấu thì có thể xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể, chứ cũng chẳng nhất thiết ai cũng giống ai.
Nếu đã có nốt ruồi ở “cậu bé” thì đó cũng chỉ là do bẩm sinh thôi, các boy không cần phải ngại ngần hay xấu hổ. Biết đâu đó lại là một nét duyên ngầm thì sao. Những các boy hãy chú ý theo dõi, nếu thấy nốt ruồi có dấu hiệu thay đổi về kích thước, màu sắc cũng như vẻ bên ngoài thì hãy đi khám bác sĩ để yên tâm, vì biết đâu đó có thể là do nhiễm trùng da.
5. Mình đã thấy vi ô lông tùm lum ở nách và “chỗ đó”. Nhưng tại sao “cậu bé” vẫn mang dáng dấp của nhi đồng nhỉ? Phải đến bao tuổi thì cậu bé mới bắt đầu phát triển đây? (Văn Quyến)Trả lời:Đừng quá sốt ruột như vậy chứ các teenboy. Ở giai đoạn đầu của dậy thì, sẽ có vài thứ thay đổi. Sẽ không có tuổi nhất định để bắt đầu “lớn”, mà thường thì từ 10 – 14 tuổi, các XY sẽ thấy vi ô lông xuất hiện ở những nơi cần thiết, hai “ngọc” to hơn, rồi đến “cậu bé” tăng kích thước…
Quá trình dậy thì có liên quan và gần như được quyết định bởi gen di truyền. Vậy nên, nếu đã thấy dấu hiệu vi ô lông thì hãy bình tĩnh nhé, vì chắc chắn “cậu bé” của boy sẽ sớm “thành người lớn” mà thôi.