Một triết gia đã nói rằng kết quả của cuộc sống được lát bằng những dấu chân của quá khứ.
Nếu hiện tại bạn đang sống một cuộc sống thoải mái và an nhàn, vậy thì đó là vì những nỗ lực trong quá khứ của bạn đã được đền đáp.
Nếu hiện tại bạn đang gặp khó khăn, có thể bạn đang phải trả giá cho những sai lầm trong quá khứ.
Những lựa chọn bạn thực hiện trong nửa đầu cuộc đời sẽ quyết định điều kiện sống của bạn trong nửa sau cuộc đời.
Chỉ đến tuổi trung niên người ta mới nhận ra rằng cuộc sống, đâu đâu cũng là câu trả lời.
01
Phiếu khám sức khỏe chính là câu trả lời của cơ thể
Có một chủ đề trên mạng xã hội: Khủng hoảng tuổi trung niên có gì đáng sợ?
Một số người nói rằng họ làm việc thêm giờ quanh năm, dưới 40 tuổi và có nhiều chỉ số thể chất vượt mức nghiêm trọng;
Một số người nói rằng họ bận rộn với các hoạt động xã hội, thường xuyên uống rượu, hiệu quả làm việc không được cải thiện, sức khỏe suy kiệt.
Rất nhiều câu trả lời những có thể được tóm tắt chỉ bằng bốn từ: khủng hoảng sức khỏe.
Khi còn trẻ, người ta chạy như tên bắn khỏi dây. Phải đến một ngày khi cơ thể ngừng hoạt động, chúng ta mới nhận ra rằng việc đánh cược vào tương lai bằng sức khỏe của mình là điều ngu ngốc nhất.
Con người luôn là như vậy. Họ từng cho rằng giàu có và nổi tiếng là hạnh phúc. Cho đến khi mất đi sức khỏe, chỉ còn lại cảm giác "cuộc sống vẫn chưa trọn vẹn".
Một bác sĩ tổng hợp những lời cuối cùng của hơn 1.000 bệnh nhân và nhận thấy rằng: Có những điều hối tiếc khác nhau trước khi chết, nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là đã không sống cho ra sống khi còn khỏe mạnh.
Một nhà văn từng nói, dù tự do đến đâu, bạn cũng đừng quên rằng luôn có một ông chủ ở trên đầu bạn, và tên của nó là "sức khỏe".
Chúng ta chỉ sống một lần trong đời, vì vậy hãy đối xử tử tế với cơ thể mình. Sau tuổi trung niên, cuộc sống là những cố gắng, những phấn đấu, chỉ khi có cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn.
02
Phiếu lương là câu trả lời cho cố gắng làm việc chăm chỉ
Doanh nhân nọ có một người bạn làm công việc biên tập, một ngày, người bạn tự hào khoe với anh: Biết gì không, tôi vừa học được một thủ thuật.
Vị doanh nhân hỏi, thủ thuật là gì? Người bạn nói rằng khi chỉnh sửa bất kỳ bài viết nào, anh ấy cũng đều sẽ chỉ sử dụng ba tổ hợp phím Ctrl+V (dán), Ctrl+A (chọn tất cả) và Ctrl+X (cắt).
Vị doanh nhân hỏi, thế bài được viết ra có hay, có được nhiều người đọc không.
Người bạn bất lực lắc đầu, "Tất nhiên là không, nhưng tôi chỉ làm được như vậy."
Một số người nói rằng ở nơi làm việc chỉ có hai loại người, một là nhân vật chính và một là nhân vật phụ. Những nhân vật phụ thích làm những công việc có tỷ lệ lặp lại cao và giá trị thấp nên luôn ở yên một chỗ. Những nhân vật chính coi công việc như một trải nghiệm, không ngừng tiến bộ và cố gắng đạt được kết quả tốt nhất trong mọi việc.
Một blogger nọ chỉ là một lập trình viên cấp dưới khi mới gia nhập công ty. Đã nhiều năm trôi qua, công việc của anh ấy không hề tiến triển hay cải thiện, cuộc sống của anh ấy cũng không được cải thiện chút nào. Khi đang không biết phải làm sao, một cấp trên của công ty đã nhắc nhở anh: "Bây giờ cậu 30 tuổi, 5 năm nữa cậu cũng mới chỉ 35, nếu dành 5 năm để học về cơ sở dữ liệu, cậu hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này". Như được gọi dậy sau một giấc mơ, anh bắt đầu háo hức tìm hiểu những kiến thức liên quan trong lĩnh vực này.
Ngoài việc hoàn thành công việc hàng ngày, anh ấy cũng dành vài giờ để nghiên cứu dữ liệu mỗi ngày và việc thức đến khuya là điều hết sức bình thường. Anh ấy có thể lái xe xuyên đêm đến một thành phố khác để nghe các bài giảng của chuyên gia, anh ấy cũng viết email cho nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực này, khiêm tốn xin lời khuyên.
Kết quả là anh chỉ mất 3 năm để hoàn thành "Kế hoạch 5 năm", trở thành chuyên gia trong ngành như mong muốn và mức lương của anh ấy cũng được tăng gấp đôi.
Trong cuộc sống có rất nhiều người như vậy: "Tôi không biết gì cả. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm cho xong ở công ty hiện tại."
"Tôi đã qua cái tuổi phấn đấu rồi. Chỉ đương đầu với cuộc sống trước mắt thôi đã khó khăn rồi. Tôi còn có thể làm gì nữa đây?"
Tác gia Haruki Murakami đã từng nói: Có một số nhà giam, là tự bạn đẩy mình vào. Tuổi trung niên không chỉ là bước ngoặt của tuổi tác mà đến nửa chặng đường của cuộc đời, bạn cũng sẽ thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa con người với nhau.
Một số người hoảng sợ và lo lắng, trong khi những người khác lại bình tĩnh và thoải mái. Sự khác biệt giữa hai điều này không gì khác hơn là một số người lười biếng trong công việc, trong khi những người khác lại lặng lẽ làm việc và không ngừng cải thiện bản thân.
Khó khăn lớn nhất của cuộc đời không phải là sự vất vả làm thêm giờ hay gian khổ trong học tập mà là sự bất lực, tuyệt vọng khi đối mặt với cuộc sống khi không có niềm tin và sức mạnh.
Bạn có làm việc chăm chỉ hay không, phiếu lương sẽ cho bạn biết câu trả lời.
Chỉ khi bạn bắt kịp thời đại và không ngừng cập nhật bản thân thì bạn mới có thể thay đổi vận mệnh của mình.
03
Phiếu điểm của con cái là câu trả lời cho việc giáo dục
Mỗi chúng ta phải đối mặt với một thử thách lớn kể từ thời điểm trở thành cha mẹ. Một đứa trẻ có thể xuất sắc hay không, phần nhiều phụ thuộc vào cha mẹ của chúng.
Có một tin tức với tiêu đề "20 năm thuê nhà, bồi dưỡng nên ba học sinh xuất sắc". Vợ chồng Phạm Ngọc Hoa trong câu chuyện đã làm việc chăm chỉ suốt 20 năm và nuôi dưỡng ba người con có thành tích học tập xuất sắc trong một căn nhà thuê rộng vài chục mét vuông.
Con gái lớn học thạc sĩ và tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, con trai lớn đang học tại một học viện quân sự nổi tiếng, còn con trai út trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.
Họ là những bậc cha mẹ bình thường nhất mà chúng ta có thể gặp trong đời: thắt lưng buộc bụng, khiêm tốn và chăm chỉ. Hai vợ chồng tuy không được học hành tới nơi tới chốn nhưng họ hiểu tầm quan trọng của giáo dục: "Với tất cả số tiền kiếm được, chúng tôi đóng học phí cho con và mua học liệu, vì giáo dục thực sự là khoản đầu tư tốt nhất".
20 năm qua, người cha đi sớm về khuya, bận rộn mưu sinh nhưng dù có về muộn tới mấy, anh vẫn hỏi thăm việc học hành của con cái. Người mẹ dù không biết chữ nhưng là hậu phương vững chắc để các con yên tâm học tập. Sự chăm chỉ của cha mẹ đã tạo nên tương lai tươi sáng cho con cái họ.
Bạn phải kiên nhẫn làm việc và âm thầm đồng hành cùng con cái trong nửa đầu cuộc đời, để có thể "gặt hái" được những đứa con xuất sắc và một cuộc sống êm đềm trong nửa sau cuộc đời.
Tôi có một người bạn bị cha mẹ ép phải tham gia các trường luyện thi và các lớp học năng khiếu khác nhau từ khi còn nhỏ. Khi còn nhỏ, cô bạn từng phàn nàn vì sao những đứa trẻ khác có thể chơi khắp nơi nhưng ngày nào cô ấy cũng phải học tập không ngừng. Nhưng nhiều năm sau, khi bản thân đã trở thành mẹ của một đứa trẻ, cô mới hiểu được mong muốn tốt của cha mẹ mình.
Cha mẹ dạy cô ngồi thẳng và quan sát cô làm bài tập. Họ đặt ra những quy tắc cho cô. Cha mẹ yêu cầu cô phải đạt điểm cao trong các kỳ thi để dạy cô có tinh thần dám nghĩ dám làm. Cha mẹ cô muốn cô tập piano và sửa đi sửa lại những nốt sai, họ đang dạy cô tính tự giác và rèn luyện tính kiên trì của cô. Những phẩm chất tích lũy theo thời gian này đã cho phép cô đỗ vào một ngôi trường danh tiếng và được đề nghị ở lại trường giảng dạy sau khi tốt nghiệp.
Một nhà văn mà tôi rất thích đã nói rằng giáo dục vừa có tính định hình vừa có tính kiểm soát. Cần có một phần để thuận theo tự nhiên nhưng cũng phải có kỷ luật nghiêm khắc.
Cha mẹ là người đầu tiên chịu trách nhiệm đối với con cái và là người thầy của chúng trong cuộc sống.
Thái độ của bạn đối với giáo dục là gì? Câu trả lời sẽ có trong bảng điểm con cái mang về cho bạn. Tính tự giác của con cái ẩn chứa trong lời nói và việc làm của cha mẹ, sự lạc quan của con cái là sự thấm nhuần tâm thái tích cực của cha mẹ.
***
Cuộc sống không gì khác hơn là một hành trình của những lựa chọn.
Phiếu khám sức khỏe phản ánh thái độ của bạn đối với sức khỏe, bảng lương chứng minh cho nỗ lực của bạn và điểm số của con bạn ẩn chứa quan điểm của bạn về giáo dục.
Cuộc sống giống như việc giải một bài toán, và chúng ta cả đời cũng sẽ không rời khỏi bài thi này của mình.