Peter Russell và bạn của anh ấy đang đi dạo quanh bảo tàng nghệ thuật thế kỷ 18 và 19 Neue Pinakothek tại thành phố Munich, Đức thì nhìn thấy bức tranh này.
Trong bức tranh là một cô gái đang đi bộ xuống một con đường, dường như không chú ý tới cậu bé đang cầm bông hoa hồng đỏ chờ đón, như thể để tỏ tình. Ánh mắt của cô gái ấy dường như tập trung một thứ mà cô đang cầm trên tay bằng cả 2 bàn. Nhìn hình ảnh này, người ta nghĩ đến ngay một thứ: Chiếc điện thoại di động.
Tuy nhiên, đây là bức tranh "The expected one" (Tạm dịch: Một thứ được mong đời) bởi họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmüller từ năm 1860. Năm 1860 thì chắc chắn làm gì có thứ gì được gọi là smartphone? Hay chiếc điện thoại này xuyên không?
Khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng, hàng loạt ý kiến của các bình luận viên đã "mổ xẻ", phân tích bức hình; những người là dân cuồng những điều bí ẩn thì một mực khăng khăng đây là điện thoại di động và nó đã xuyên không về quá khứ.
"Tôi cam đoan chiếc điện thoại di động đã du hành thời gian quay lại những năm 1860", một độc giả Facebook khẳng khái phát biểu.
Khi bức ảnh được Photoshop...
Trên thực tế, chính xác là vật thể trong tay cô gái không phải một chiếc di động mà là một cuốn sách thánh ca.
"Điều khiến tôi ấn tượng nhất là việc công nghệ thay đổi cũng khiến người ta thay đổi cách nhìn nhận một bức tranh và kéo nó đi theo một hướng hoàn toàn khác", Russell trả lời phỏng vấn.
"Vào những năm 1850 hay 1860, nếu người xem bức tranh này để ý, họ sẽ biết chắc đấy là một cuốn kinh thánh hay cuốn chép thánh ca".
"Ngày nay, ai cũng tưởng tượng nó thành cảnh một nữ sinh cầm điện thoại di động và tung tăng đi trên đường, một cảnh tượng không quá hiếm gặp".
Russell cũng cho biết rằng những câu chuyện tương tự đã xảy ra trước đó khi người ta nhìn một bức phù điêu của thổ dân da đỏ tại Mỹ và thấy một vật na ná như điện thoại di động. Ngay lập tức, tất cả cho rằng chiếc điện thoại đã xuyên không về quá khứ.
Russell chia sẻ hình ảnh trên trang Twitter.