Sự khác biệt giữa học sinh trung bình và học sinh giỏi không phải ở IQ, mà là 4 đặc điểm này!

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 18:42 24/05/2024

Trên thực tế, một số em dẫn đầu về thành tích không nhất thiết phải có tài năng xuất chúng bẩm sinh.

Những học sinh đỗ vào các trường trung học trọng điểm thực sự xuất sắc. Nhưng có phải như những gì người khác vẫn thường nói: "Đứa trẻ học giỏi vì thông minh, có chỉ số IQ cao"? Trên thực tế, một số em dẫn đầu về thành tích không nhất thiết phải có tài năng xuất chúng bẩm sinh. Khi so sánh với những học sinh có điểm trung bình và không thể tiến bộ dù rất chăm chỉ, bạn sẽ thấy rằng: Bốn phẩm chất này của các em đặc biệt nổi bật.

Sự khác biệt giữa học sinh trung bình và học sinh giỏi không phải ở IQ, mà là 4 đặc điểm này! - Ảnh 1.

1. Động lực học tập không dựa vào người khác thúc đẩy mà "tự cung tự cấp"

Nhiều đứa trẻ có xuất phát điểm giống nhau. Bản chất chúng là tính ham chơi, sợ học và sẽ lười biếng khi có thể. Nhưng những học sinh giỏi có lòng nhiệt huyết và động lực học tập rất cao. Ngay cả khi không có ai nhắc nhở hay giám sát thì các em vẫn có thể tự giác và chủ động học tập.

Một học sinh được tuyển thẳng vào trường đại học danh giá đã nói về bí quyết học tập của mình: Hãy chủ động duy trì hứng thú học tập. Bởi vì thích Toán nên không ngừng nghiên cứu. Ngoài sách giáo khoa, cậu còn chủ động đọc một số sách Toán nâng cao. Sau khi được cha mẹ rèn luyện thói quen học tập tốt từ trước, cậu có thể chuyên tâm học tập, khám phá theo ý tưởng, ý tưởng của riêng mình.

Loại năng lực này rất khó nhận thấy ở học sinh có thành tích không tốt.

Động lực bên trong của trẻ không thể tách rời khỏi sự hướng dẫn và giám sát sớm của cha mẹ. Hãy quan sát con nhiều hơn để xem con thích thú với điều gì và có niềm khao khát kiến thức mạnh mẽ. Dù đó là "sở thích vô ích", trẻ cũng phải được thử sức và phát triển.

Khi tìm được con đường, phương hướng để thỏa mãn động lực bên trong của mình và đắm mình vào đó, trẻ không những trở nên tự giác và vui vẻ mà còn có cơ hội tiến bộ.

2. Dù môi trường có ồn ào đến đâu, vẫn có thể tập trung vào công việc của mình

Giáo viên nổi tiếng nọ từng chia sẻ câu chuyện về hai cô gái trong lớp đã bí mật cạnh tranh với nhau từ khi còn nhỏ. Họ là bạn cùng lớp ở trường tiểu học và cả hai đều rất giỏi. Khi vào cấp ba, điểm số đều như nhau. Nhưng chẳng bao lâu sau, khoảng cách giữa hai người bắt đầu lộ rõ.

Một trong số đó đã không chỉ đứng vững ở vị trí thứ nhất trong lớp mà còn nhiều lần đứng đầu môn Vật lý của trường. Người còn lại có điểm tổng kết kém hơn đến 60 điểm. Tại sao cô gái thứ nhất lại bỏ xa "đối thủ" chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm?

Sau khi phân tích, thầy giáo này nhận thấy sự khác biệt giữa hai người không phải ở chỉ số IQ mà ở sự tập trung. Khi cô gái đầu tiên bước vào lớp, cô luôn ngồi thẳng và không nhìn sang hai bên. Ngoại trừ việc trả lời câu hỏi, trong lớp hoàn toàn không nghe thấy giọng nói của cô, ngay cả khi sự hỗn loạn xung quanh không thể làm phiền được. So với những người khác, cô luôn ngồi im lặng, đọc chậm rãi, không vội vã và toàn tâm toàn ý tính toán. Ccô gái thứ hai thường để tâm trí lang thang trong khi học và khả năng tập trung không sánh bằng. Sự chú ý của cô sẽ bị phân tán bởi một sự xáo trộn nhỏ nhất.

Sự tập trung cao độ vào học tập đặc biệt phổ biến ở những học sinh đứng đầu.

Làm thế nào để rèn luyện khả năng tập trung cao độ của trẻ? Khi con đang chơi, học hoặc suy nghĩ một cách chăm chú, đừng ngắt lời hoặc tác động không đúng mực đến con. Hạn chế hợp lý việc sử dụng các sản phẩm điện tử, hỗ trợ trẻ xây dựng kế hoạch thời gian học tập, quy định thời gian cố định để hoàn thành một công việc nhất định.

Một khi trẻ có mục tiêu rõ ràng và loại bỏ những phiền nhiễu trong học tập, trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen học tập tập trung và hiệu quả.

3. Không sợ thất bại và có trái tim mạnh mẽ để chịu đựng áp lực

Ở bậc tiểu học, không có nhiều sự khác biệt về tâm lý giữa học sinh giỏi và học sinh kém. Nhưng khi bước vào bậc THCS, một mặt các em phải tiếp nhận một lượng kiến thức ngày càng tăng, mặt khác phải đối mặt với áp lực thi cử.

Học sinh thiếu bản lĩnh rất dễ bị choáng ngợp, tâm lý đột ngột suy sụp, điểm số dao động, thể trạng rơi vào tình trạng sa sút. Đứa trẻ có thành tích ổn định phải giỏi chống chọi với căng thẳng, có khả năng thích ứng, không ngại bỏ cuộc khi gặp khó khăn, chủ động đối mặt với vấn đề và tìm ra giải pháp.

Là cha mẹ, bạn phải kịp thời chú ý đến cảm xúc, cuộc sống và việc học của con, cung cấp những phương pháp và sự hỗ trợ cũng như xây dựng sự tự tin cho con. Chủ động tìm hiểu, hiểu rõ trạng thái tâm lý của trẻ trong giai đoạn này, đồng thời sử dụng các phương pháp khoa học và đáng tin cậy để giáo dục và đồng hành cùng trẻ.

Sau lưng chiều học sinh dẫn đầu là cha mẹ với sự thoải mái, ôn hòa và bao dung. Những đứa trẻ không sợ những thất bại tạm thời có thể tiến xa hơn và trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.

4. Biết cách lập kế hoạch học tập và sử dụng năng lượng của mình đúng chỗ

Một số phụ huynh phàn nàn: "Con tôi học bài rất nghiêm túc. Nhưng kết quả luôn không đạt yêu cầu. Vấn đề là gì?". Nhiều đứa trẻ thường thức khuya học bài. Sau khi tự học buổi tối, trẻ lại tiếp tục học đến 1-2 giờ sáng. Trẻ có thể ngồi liền hàng giờ để học nhưng hiệu quả tập trung không cao. Có thể trẻ chỉ bật đèn ngồi đọc truyện, sử dụng điện thoại hoặc làm những việc không liên quan đến học bài… Đây có lẽ là sự "nỗ lực giả tạo" của trẻ chứ không nắm bắt được những điểm mấu chốt trong học tập ở bậc trung học.

Ở trường tiểu học, nếu học thuộc lòng thì việc đạt điểm cao trong kỳ thi không phải là vấn đề lớn. Nhưng ở bậc THCS, trẻ học cách tổng kết, suy luận. Do đó, việc lập kế hoạch học tập để phân bổ thời gian hiệu quả là rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng con dành nhiều thời gian cho việc học mỗi ngày là tiếp thu được bài học và có thành tích vượt trội. Ngược lại, dùng ít thời gian và năng lượng nhưng đúng lúc đúng chỗ mới là con đường tốt nhất.

Vì tầm quan trọng của việc lập kế hoạch mà trường học lại chưa dạy nên các bậc phụ huynh cần lưu ý để dạy cho các con em mình. Hãy cùng con lập một kế hoạch học tập bài bản, phù hợp với năng lực học tập hiện tại của con và có mục tiêu phù hợp. Lập kế hoạch xong, điều quan trọng nhất là nhất định phải nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình này cần cả sự tự giác của con trẻ lẫn sự quản lý sát sao của cha mẹ.

Cha mẹ nên dành thời gian mỗi ngày để xem sách bài tập và đề thi của trẻ, tìm hiểu vấn đề hiện tại và trao đổi thường xuyên với giáo viên.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày