Thế nào được gọi là steak?
Steak với đặc trưng là một miếng thịt nướng tẩm ướp gia vị, ăn kèm loại nước sốt được nấu đặc biệt, là món ngon phổ biến trong thực đơn của dân Âu - Mỹ. Cùng với sự giao lưu và tiếp biến về mặt văn hóa, steak có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và tất nhiên, ở mỗi nơi, steak lại có những biến thể rất khác. Tựu trung, steak đều phải đảm bảo được đặc trưng là chế biến từ loại thịt không xương được tẩm ướp gia vị và nướng, ăn cùng với sốt thêm rượu vang đi kèm thì mới đúng nghĩa là steak.
Dân ghiền Steak dễ dàng gọi ra tên của các loại steak: Steak đùi thăn (Rump Steak), steak thăn lưng bò (Striploin Steak/New York Steak), steak phi lê/thăn chuột (Tenderloin Steak), lõi sườn (Rib Eye Steak/Scotch Fillet/Rib Fillet), sườn chữ T (T-Bone Steak), steak lõi vai (Oyster Blade Steak/ Flat Iron Steak). Tùy vào sự định lượng của từng phần thịt trên 1 con vật và độ thông dụng trên thị trường mà giá cả mỗi loại steak đắt, rẻ khác nhau.
Steak du nhập vào Việt Nam đã lâu và tất nhiên có nhiều điểm khác nhau, cả trong cách chế biến lẫn thưởng thức. Những ai am hiểu về steak chắc hẳn biết có 5 cấp độ chín của steak: Tái (Rare) - Trung Bình Tái (Medium Rare) - Trung Bình (Medium) – Trung Bình Chín (Medium Well) – Chín (Well Done). Ở mỗi quốc gia có cách thưởng thức steak ở cấp độ chín khác biệt. Người Việt Nam thường dùng steak ở cấp độ chín kĩ. Trong khi người dân các nước Âu - Mỹ lại đa dạng hơn trong việc lựa chọn cấp độ chín của thịt. Cấp độ chín Trung Bình Tái và Trung Bình được chuộng hơn cả.
Là món ngon của ẩm thực Âu - Mỹ, steak ngày càng có chỗ đứng trong lòng thực khách Việt Nam. Dĩ nhiên, một món ăn được du nhập từ nước ngoài vào sẽ có cách chế biến, thưởng thức khác đi so với quốc gia bắt nguồn. Ngay cả đồ ăn dùng kèm 1 set steak ở mỗi nơi cũng không giống nhau. Nếu người Âu Mỹ ăn steak cùng khoai tây chiên, khoai nghiền, bánh mỳ, salad thì người châu Á lại thích dùng steak kèm rau củ. Trong khi người Nhật thích rau củ luộc (bao gồm bông súp lơ, cà rốt, ngô ngọt luộc) và sốt sukiyaki hay teriyaki thì người Việt Nam lại có sự pha trộn phong cách khi thêm trứng ốp-la, pate, bánh mì và salad vào món steak quen thuộc.
Tất cả những điều này không phải để “bắt bẻ” người Việt Nam dùng Steak sai cách. Mà đây chỉ là một minh chứng cho việc steak biến thể như thế nào ở các quốc gia mà nó du nhập.
Có tồn tại không một quán steak chính hiệu với giá cả Việt Nam?
Ngày nay, khá dễ để bắt gặp một nhà hàng chuyên món steak ở Việt Nam bởi món ngon này đã dần trở thành thực đơn phổ biến. Thưởng thức món steak trong những không gian lãng mạn đậm chất châu Âu cổ kính hoặc tối giản kiểu Nhật đều không quá khó. Nhà hàng steak Muse Dining & Grill cho thực khách cơ hội dùng món Pháp dưới kiến trúc cổ điển kiểu Pháp. Bistro 1982 cũng là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho dân ghiền steak theo phong cách Âu châu. Ngoài ra, thực khách còn có thể tìm đến các nhà hàng chuyên steak nổi tiếng như The First, Moo Beefsteak hay El Sol…
Tuy nhiên để trải nghiệm trọn vẹn tinh thần ẩm thực Âu - Mỹ với mức giá bình dân cho thực khách Việt ở một đô thị hiện đại như Sài Gòn gần như là điều không tưởng. Dù vẫn có các lựa chọn tầm trung cho những thực khách muốn thưởng thức steak nhưng khả năng steak được chế biến không đúng kiểu là khá cao.
Ra đời với tiêu chí “chất lượng quốc tế, giá cả Việt Nam” nhà hàng Hi - Steak của bếp trưởng Phạm Tuấn Hải hứa hẹn là địa chỉ đáng tin của dân ghiền steak ở Sài Gòn. Hi - Steak đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng lẫn giá thành cho thực khách chuộng món steak. Món steak được chế biến theo đúng tinh thần steak Âu - Mỹ lại có giá mềm cho những người trẻ muốn trải nghiệm ẩm thực phương Tây giữa lòng đô thị Sài Gòn.
Đến với Hi - Steak thực khách chẳng phải lo món ăn làm không đúng kiểu hay giá “đắt xắt ra miếng”. Thực đơn steak đủ loại ở Hi - Steak sẽ giúp làm đầy chiếc bụng rỗng của thực khách với mức giá thành không thể mềm hơn.
Nhân sự kiện khai trương, Hi-Steak giảm 15% trên tổng hóa đơn cho toàn bộ thực khách.