Đầu tiên cần tái khẳng định rằng tình huống lập công của Nani là hoàn toàn hợp lệ và MU thắng trận là hoàn toàn xứng đáng. Người ta tranh cãi về việc trước khi ghi bàn Nani đã để bóng chạm tay. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là trọng tài không cắt còi. Mà ở trên sân, trọng tài là cha là mẹ. Dù tình huống có như thế nào, quyết định của “ông vua áo đen” mới là quan trọng nhất.
Tình huống ghi bàn gây tranh cãi của Nani
Trong pha bóng ấy, vì không có tiếng còi nên trái bóng vẫn còn “sống” và theo như lời Sir Alex thì “
Nani còn biết làm gì hơn là đưa bóng vào lưới?.”
Pha bóng chạm tay Nani.
Hãy chia sẻ ý kiến với phần đông fan hâm mộ trái bóng tròn:
Rõ ràng, khi mỡ đã dâng lên miệng mèo, việc mèo “xơi” là chuyện đương nhiên. Nani không có lỗi khi ghi bàn, mà lỗi thuộc về sự bất cẩn của thủ môn Gomes và sự tắc trách của trọng tài chính.
Nhưng ở đây, bỏ qua luật lệ, chúng ta cần đề cập tới tinh thần thể thao và cái mà FIFA vẫn luôn kêu gọi, đó là “Fair Play”. Truyền hình đã quay chậm pha bóng của Nani rất nhiều lần và không ai là không nhận ra tiền vệ người Bồ Đào Nha đã ngã xuống, chạm tay vào bóng, lăn lộn kêu oan, đứng dậy, chạy lại phía thủ thành Gomes nói điều gì đó, nhìn lại trọng tài xem mình có bị thổi phạt không và sút bóng vào lưới. Tất cả chỉ diễn ra trong khoảng chục giây đồng hồ. Hành động ấy, nói không quá, chẳng khác nào “ăn cướp”.
Ghi bàn trước sự ngỡ ngàng của thủ thành Tottenham.
Sẽ thật to tát nếu cho rằng bàn thắng này của
Nani làm bôi nhọ hình ảnh của MU. Nhưng sự thực là phần đông fan Quỷ đỏ đều cảm thấy đôi chút “xấu hổ” khi nhìn thấy pha làm bàn đó.
Tại sao? Thứ nhất, Nani là một kẻ hay ăn vạ và chuyện anh “diễn kịch” ở “Nhà hát của những giấc mơ” đã nhiều lần trở thành trò lố khiến khán giả chán ngấy.
Thứ hai, thời điểm đó là những phút cuối, khi MU đang dẫn 1-0 và nhìn vào thế trận trên sân, Tottenham gần như không có cơ hội ghi bàn do Quỷ đỏ đã thi đấu vô cùng kín kẽ. Vậy nên, bàn thắng của Nani không phải mang tính quyết định tới 3 điểm của đội chủ nhà.
Thứ ba, sau khi ghi bàn, Nani còn ăn mừng như muốn “chọc tức” đối thủ với hành động lè lưỡi và lộn santo. Có cần thiết phải như thế không khi anh vừa ghi một trong những bàn thắng đáng xấu hổ nhất sự nghiệp? Có lẽ “số 17” của MU quên mất rằng một bàn thắng kỳ lạ thì dễ nhớ, nhưng cách để chiến thắng mới làm nên lịch sử.
Ăn mừng bàn thắng bằng cách lè lưỡi…
… và nhào lộn.
Thậm chí, vụ “bàn tay thối” của Henry còn gây ảnh hưởng tiêu cực hơn bàn thắng vừa rồi của Nani. Nhưng cũng tại xứ sương mù, cách đây 1 thập kỷ, danh thủ người Italia Paolo Di Canio từng để lại ấn tượng đẹp vì anh đã từ chối ghi bàn dù khung thành rộng mở, chủ động ôm bóng để báo hiệu cho trọng tài rằng thủ môn đối phương đang bị đau nằm trên sân. Đó là một hành động quá Fair Play và đầy ý nghĩa.
Tiếc thay, những pha bóng như của Di Canio giờ không còn nhiều. Và những “bàn thắng ma” kiểu như của Nani lại có xu hướng gia tăng. Phải chăng bánh xe thực dụng đang nghiền nát những gì gọi là tinh thần Fair Play?
Thực ra, câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm của mỗi khán giả hâm mộ trái bóng tròn. Cần nói thêm rằng, ngay cả khi số đông CĐV tỏ ra bất bình với bàn thắng của
Nani, vẫn còn số ít người ủng hộ tiền vệ 23 tuổi. Theo cách nhìn của họ,
Nani thực sự tinh ranh và biết chớp thời cơ để mang lại kết quả tốt nhất cho đội bóng. Nhưng, dù có phán xét
Nani thế nào thì người ta cũng phải đồng ý với nhau một sự thực phũ phàng là: Đôi khi trong bóng đá, chiến thắng không quan trọng (gây chú ý) bằng cách người ta giành được nó.