Theo kế hoạch, hôm nay, Giám đốc điều hành CLB Hà Nội
Lê Xuân Thông sẽ
có mặt tại Ninh Bình đã làm việc về trường hợp của
Công Vinh. Mong muốn
của ông
Thông cũng như các lãnh đạo đội bóng thủ đô, chính là “giải
quyết” càng sớm càng tốt chuyện đi ở của
Công Vinh. Bởi thực tế, nếu
không bán
Công Vinh, CLB vẫn phải trả lương cho cầu thủ này với một
khoản không nhỏ hàng tháng.
Mức lương của
Công Vinh ở CLB Hà Nội vào khoảng 40 triệu đồng một tháng.
Do CLB gặp khó khăn không tham dự V-League mùa tới, thu nhập của chân
sút Nghệ An được điều chỉnh xuống còn 70% so với ban đầu. Như vậy, mỗi
tháng CLB vẫn phải trả cho
Công Vinh gần 30 triệu đồng. Trong bối cảnh
thắt chặt chi tiêu để dồn kinh phí duy trì các đội trẻ, số tiền trên
được xem là gánh nặng không cần thiết.
Chính vì thế, từ 18 tỷ đồng - số tiền phá vỡ hợp đồng, lãnh đạo CLB đã
hạ giá đền bù hợp đồng cho
Công Vinh xuống còn 4 tỷ đồng. Thậm chí theo
một lãnh đạo đội bóng,
Công Vinh thậm chí có thể sẽ được bán đứt với giá 3
tỷ đồng hoặc thấp hơn chút nữa.
Tất nhiên về phần mình,
Công Vinh cũng chính là người rất muốn được tìm
kiếm bến đỗ mới. Thời gian qua, cầu thủ này chủ yếu dành thời gian chăm
sóc vợ con. Trước đó,
Công Vinh cũng hoàn tất thủ tục theo học Đại học.
Dường như
Công Vinh đã xác định cho mình khả năng sẽ bị thất nghiệp và
sẵn sàng có “phương án hai” để đối phó với một năm ngồi chơi xơi nước.
Dù vậy,
Công Vinh là người hiểu hơn bao giờ hết nếu không thi
đấu đỉnh cao trong vòng một năm, sự nghiệp của anh có thể sẽ bị chấm
dứt sớm. Đó là lý do mà thời gian qua,
Công Vinh đã có mặt ở CLB Sài Gòn
Xuân Thành, rồi có thông tin được CLB Bình Dương liên hệ. Tuy nhiên,
rào cản lớn nhất lúc này, là không có CLB nào chịu bỏ ra vài tỷ đồng để
mua
Công Vinh. Chỉ đến khi bầu
Trường quyết định ra tay giải cứu,
Công
Vinh mới có cơ hội được trở lại sân cỏ.
Thế nhưng cũng thật oái oăm, Ninh Bình chỉ muốn mượn
Công Vinh, chứ
không có ý định mua đứt. Điều này đồng nghĩa với việc,
Công Vinh sẽ
không có tiền lót tay - số tiền quan trọng nhất trong một bản hợp đồng
chuyển nhượng.
Thực tế thì nhiều năm qua, ngoài những mức lót tay (7 tỷ đồng khi về Hà
Nội T&T và khoảng 13 tỷ đồng khi về CLB Hà Nội),
Công Vinh cũng
không có khoản thu nào đáng kể. Ngoài chuyện phải “cắt phế” ở những
khoản lót tay của mình, rồi tiền bỏ ra mua ôtô, nhà, đầu tư vào kinh
doanh... đã khiến “quỹ” tiền của
Công Vinh hao hụt khá nhiều. Dù với số
tiền còn lại đủ để
Công Vinh sống được nếu như thất nghiệp, nhưng không
thể giúp anh tiêu xài thoải mái như trước. Huống hồ, giờ
Công Vinh đã có
vợ con, anh càng muốn mình sẽ phải là trụ cột của gia đình. Chính vì
thế, đang thất nghiệp, nhưng chọn bến đỗ nào với
Công Vinh cũng phải kèm
theo điều kiện có “chút gì đó”.
Ninh Bình đã nói thẳng muốn mượn
Công Vinh 500 triệu đồng một mùa, không
lót tay và chỉ trả lương 25 triệu đồng, mức lương ngang với
Văn Quyến.
Trong trường hợp không còn lựa chọn nào, có thể
Công Vinh đành chấp nhận
không nhận tiền lót tay, nhưng với hợp đồng 500 triệu đồng một mùa và
mức lương 25 triệu đồng một tháng xem ra khá thấp với một cầu thủ đẳng
cấp như anh. Chính Tổng giám đốc SLNA
Nguyễn Hồng Thanh cũng khẳng định,
đó là mức giá không tương xứng với một chân sút ngôi sao như
Công Vinh.
Thậm chí, mức đó là hạ thấp bóng đá Việt Nam.
Không nhận lời thì thất nghiệp, mà nhận lời thì chẳng khác nào tự hạ
thấp giá trị của mình. Vì lẽ đó, thời gian qua, dù cả hai phía CLB Hà
Nội và Ninh Bình khẳng định sẽ sẵn sàng làm việc với nhau trên tinh thần
thiện chí nhất, tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn ở
Công Vinh.
Quả là đắn đo với chân sút từng là tiền đạo số một nhiều năm trên tuyển
như
Công Vinh, nhưng chắc chắn tiền đạo này sẽ phải sớm quyết định. Anh
sẽ buộc phải có sự đánh đổi, còn nếu không đành chấp nhận ngồi chơi xơi
nước.