Trong thế giới loài vật, chân không chỉ để chạy nhảy mà còn có nhiều công dụng khác nhau. Mà chức năng càng đặc biệt thì bàn chân càng “phi phàm”. Hãy cùng khám phá xem.
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao tắc kè có thể bám tường điêu luyện hay thậm chí “buông lơi” cơ thể từ trần nhà mà vẫn không bị rơi xuống?
Câu trả lời nằm ở tứ chi của chúng. Mỗi bàn chân đều có rất nhiều lông cứng, mỗi sợi lông lại phân mảnh nhỏ hơn. Electron trong những sợi lông này sẽ liên kết với phân tử trên các loại bề mặt thông qua hiện tượng điện từ.
Nhờ vậy, tắc kè có thể “khắc nhập” hay “khắc xuất” đôi chân lên nhiều bề mặt khác nhau chỉ với 1 cái chạm duy nhất!
Khả năng kỳ diệu này của tắc kè đang được các nhà khoa học cố gắng… bắt chước. Họ muốn tạo ra những vật dụng giúp con người đu bám dễ dàng hơn khi xây dựng, sửa chữa nhà cao tầng. Một ứng dụng khác là chế tạo băng cá nhân mà có thể lột ra dễ dàng, không gây rát da.
Loài lạc đà có bướu này sinh sống ở vùng núi Andes lạnh giá ở Nam Mỹ. Mỗi chân của chúng chỉ có hai ngón thôi và phần đệm cũng mềm mỏng nữa, làm sao sống sót?
Không cần phải lo, lạc đà alpaca sở hữu cặp móng cực nhọn và cứng cáp. Móng của chúng mọc dài ra với tốc độ rất nhanh để rồi bị… mài mòn bởi những rặng núi đá. Quả là sự tính toán tài tình của tự nhiên!
Đây là bức ảnh chụp chân của con muỗi dưới kính hiển vi electron, thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Steve Gschmeissner vào năm 2017.
Vậy là thật chứ không phải mơ các bạn ạ, nếu phóng to chân của con muỗi lên 800 lần thì chúng ta sẽ thấy một mớ “bầy nhầy” thế này.
Nổi bật nhất trong tổng thể bàn chân chính là cái vật trông như cặp râu màu hồng. Còn ngay phía trên, những sợi trông như sợi tóc - đó chính là đệm vuốt, có chứa chất bám dính của con muỗi đấy.
Thú mỏ vịt có vẻ như là một trò đùa của tạo hóa. Toàn thân nó có lông và bóng mượt như một loài thú đích thực, nhưng đuôi thì như hải ly còn mỏ thì “mượn” của loài vịt. Chưa hết, thú mỏ vịt là loài thú duy nhất… đẻ trứng!
Nói về chân của nó thì sao? Chân có... màng! Chưa hết, những cái cựa màu trắng đều chứa độc tố.
Các nhà khoa học nói rằng, các con đực dùng loại độc này để đánh nhau giành con cái trong mùa sinh sản. Nghe xong, chắc nhiều người đã thề rằng thú mỏ vịt là con vật cuối cùng mà họ muốn nuôi như vật cưng trong nhà!
Loài vật này được gọi với cái tên của Chúa vì nó có thể bước đi nhẹ tênh trên mặt nước. Thật vậy, bình thường thằn lằn bò bằng 4 chân, nhưng khi gặp nguy hiểm, nó thu 2 chi trước lại và “hiên ngang” lướt trên nước bằng 2 chi sau.
Nhưng thực ra, nó không bước đi mà là chạy, phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và chuyển động đặc biệt của các bàn chân để trượt bề mặt nước.
Và bạn hãy nhìn kỹ những đường vân của chân thằn lằn đi, chúng có chức năng là “tóm lấy” không khí, đẩy con vật lên cao và tiến về phía trước đấy.
Đúng vậy! Bình thường động vật thân mềm chỉ có vỏ để bảo vệ tấm thân mềm yếu bên trong. Nhưng tại các lỗ phun thủy nhiệt bên dưới Ấn Độ Dương, có một loài ốc sên được trang bị cơ chế phòng thủ đến tận… các chân!
Con ốc sên này rất biết tận dụng môi trường xung quanh, nó bắt một loại vi khuẩn đặc biệt tạo nên vỏ và chân cho mình từ hợp chất sắt sunfua.
Chân của ốc sên trông như dây xích xe tăng, gồm nhiều lớp vẩy xếp chồng lên nhau. Lớp vẩy này còn có thể phóng ra một chất đặc biệt làm chệch hướng kẻ thù và cứu mạng con ốc khỏi bị ăn thịt.
Kết:
Thiên nhiên đúng là có quá nhiều bàn chân độc, lạ mà chúng ta chưa biết đến. Nếu bạn nhớ đến loài nào nữa thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Nguồn: Live Science